BT


SUBMITTED BY: Guest

DATE: Oct. 30, 2014, 2:39 p.m.

FORMAT: Text only

SIZE: 48.4 kB

HITS: 594

  1. Câu hỏi 1: Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân, tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam được thành lập ngày, tháng, năm nào? Ở đâu? Ai là Đội trưởng và Chính trị viên đầu tiên? Tư tưởng chỉ đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh khi thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân là gì?
  2. Trả lời:
  3. * Khái quát bối cảnh tình hình trước khi Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân ra đời.
  4. - Những tháng cuối năm 1944, trong lúc trên thế giới phe Đồng minh đang phản công và tiến công phe phát xít, trên khắp các mặt trận, thì ở Việt Nam, theo chủ trương và kế hoạch của Liên tỉnh ủy Cao-Bắc-Lạng, nhân dân các tỉnh Cao Bằng, Bắc Cạn, Lạng Sơn đã sẵn sàng khởi nghĩa. Giữa lúc đó đồng chí Hồ Chí Minh từ Trung Quốc trở về Cao Bằng. Người chỉ thị hoãn cuộc khởi nghĩa Cao-Bắc-Lạng. Tình hình cách mạng nước ta lúc bấy giờ đòi hỏi phải gấp rút tổ chức lực lượng vũ trang cách mạng.
  5. - Từ năm 1941, sau Hội nghị Trung ương lần thứ 8, đồng chí Nguyễn Ái Quốc đã tập trung chỉ đạo xây dựng các đội tự vệ cứu quốc, tự vệ chiến đấu (tiểu tổ du kích) rộng rãi để chuẩn bị tiến lên thành lập các đội du kích tập trung chính thức và sau nữa tiến tới thành lập quân đội công nông, đó chính là những tổ chức tiền thân của Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân.
  6. - Ngày 7 tháng 5 năm 1944, trước tình hình quân đội Xô Viết phản công giành thắng lợi trên nhiều mặt trận, căn cứ vào chủ trương của Trung ương Đảng, Tổng bộ Việt Minh ra Chỉ thị về sửa soạn khởi nghĩa. Đối với việc xây dựng lực lượng vũ trang, Chỉ thị nêu rõ “ phải hết sức phát triển và thống nhất các đội tự vệ sẵn có và tổ chức những đội tự vệ mới”, trên cơ sở đó tổ chức ra “các bộ đội du kích chính thức”
  7. * Nội dung:
  8. - Tháng 12 năm 1944, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân. Được Trung ương Đảng và đồng chí Hồ Chí Minh giao nhiệm vụ tổ chức và chỉ huy; 17 giờ ngày 22 tháng 12 năm 1944, đồng chí Võ Nguyên Giáp làm lễ thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân tại một khu rừng giữa hai tổng Hoàng Hoa Thám và Trần Hưng Đạo thuộc châu Nguyên Bình, tỉnh Cao bằng, đại biểu Liên tỉnh ủy Cao - Bắc - Lạng đến dự chào mừng Đội.
  9. - Khi thành lập Đội gồm 34 chiến sỹ, do đồng chí Hoàng Sâm làm Đội trưởng; đồng chí Xích Thắng (tức Dương Mạc Thạch) làm Chính trị viên. Các đồng chí khác gồm: đồng chí Hoàng Văn Thái phụ trách kế hoạch tác chiến; đồng chí Văn Tiên (tức Lộc Văn Nùng) quản lý. Toàn đội được biên chế thành 3 tiểu đội. Các đồng chí Thu Sơn, Bế Văn Sắt và Xuân Trường làm tiểu đội trưởng. Vũ khí: Đội được trang bị 34 khẩu súng các loại. Đồng chí Hồ Chí Minh gửi 50 đồng tiền Đông Dương cho Đội để làm vốn tài chính ban đầu. Chi bộ đầu tiên gồm có 4 đảng viên. Do đồng chí Xích Thắng làm thư ký chi bộ.
  10. - Đánh giá ý nghĩa sự kiện thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân:
  11. Đội VNTTGPQ ra đời trên nền tảng vững chắc là phong trào cách mạng toàn dân, từ một trong những nguồn vốn quân sự ban đầu của Đảng là các đội du kích, tự vệ Cao-Bắc-Lạng. Sự ra đời của Đội đánh dấu bước phát triển nhảy vọt về hình thức tổ chức của LLVT cách mạng. Tại Cao-Bắc-Lạng, hình thức tổ chức LLVT ba thứ quân đã xuất hiện, trong đó Đội VNTTGPQ là đội đàn anh, đội chủ lực, “khởi điểm của Giải phóng quân” - Đội quân chủ lực đầu tiên của QĐND Việt Nam và ngày 22 tháng 12 năm 1944, ngày thành lập Đội VNTTGPQ trở thành ngày thành lập QĐND Việt Nam.
  12. + Đội VNTTGPQ được thành lập đánh dấu bước phát triển mới của cách mạng nước ta- bước chuẩn bị cho khởi nghĩa vũ trang dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam để giành chính quyền.
  13. + Đây là đội quân chủ lực đầu tiên của QĐND Việt Nam.
  14. - Tư tưởng chỉ đạo của Bác Hồ khi thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân là chính trị trọng hơn quân sự.
  15. + Tư tưởng này được thể hiện xuyên suốt trong cả quá trình chuẩn bị và chỉ đạo phương châm hoạt động của Đội sau này. Vì theo nhận định của Bác: “Bây giờ thời kỳ cách mạng hòa bình phát triển đã qua nhưng thời kỳ toàn dân khởi nghĩa chưa tới. Nếu bây giờ chúng ta vẫn chỉ hoạt động bằng hình thức chính trị thì không đủ để đẩy phong trào đi tới. Nhưng phát động khởi nghĩa ngay thì quân địch sẽ tập trung đối phó. Cuộc đấu tranh bây giờ phải từ hình thức chính trị tiến lên hình thức quân sự. Phải tìm ra một hình thức thích hợp mới có thể đẩy phong trào tiến lên”.
  16. + Tư tưởng chỉ đạo chính trị trọng hơn quân sự thể hiện rõ trong việc đặt tên gọi cho Đội. Khi nghe đồng chí Võ Nguyên Giáp báo cáo các đội viên đã thống nhất đặt tên đội là “Đội Việt Nam giải phóng quân” Bác đã chỉ thị thêm vào hai chữ “Tuyên truyền” để mọi người ghi nhớ nhiệm vụ chính trị lúc này là trọng hơn quân sự. Trong Chỉ thị thành lập, Người cũng khẳng định “Tên Đội VNTTGPQ, nghĩa là chính trị trọng hơn quân sự”.
  17. + Tư tưởng chính trị trọng hơn quân sự cũng được thể hiện trong việc xác định mối quan hệ giữa chính trị và quân sự, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “ Nhiệm vụ quân sự phải phục tùng nhiệm vụ chính trị”; “Quân sự mà không có chính trị như cây không có gốc, vô dụng lại có hại”.
  18. Câu hỏi 2: Hãy nêu tên và thời gian diễn ra những chiến dịch tiêu biểu của quân và dân ta trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược?
  19. Trả lời:
  20. Chiến dịch là tổng thể các trận chiến đấu, các đòn đột kích, các trận then chốt và các hoạt động tác chiến khác kết hợp chặt chẽ và tác động với nhau theo mục đích, nhiệm vụ được tiến hành trên một hoặc nhiều chiến trường tác chiến, trên hướng (khu vực) chiến lược theo một ý định và kế hoạch thống nhất trong một không gian và thời gian nhất định, nhằm thực hiện những nhiệm vụ chiến lược hay chiến lược-chiến dịch; một hình thức tác chiến. Theo loại tác chiến có chiến dịch: tiến công, phản công và phòng ngự. Theo quy mô sử dụng lực lượng, có chiến dịch: chiến lược, cấp quân khu, quân đoàn, cụm quân đòan, hạm đội (ở nước ngoài còn có chiến dịch: phương diện quân, cụm phương diện quân, tập đoàn quân, cụm tập đoàn quân). Theo lực lượng, có chiến dịch: binh chủng hợp thành, quân chủng, liên quân chủng, tổng hợp, địa phương. Theo môi trường hoạt động, có chiến dịch: trên bộ, trên biển, trên không, đổ bộ đường biển, đổ bộ đường không…
  21. Trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, dưới sự lãnh đạo của Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Quân ủy Trung ương, Liên khu ủy, các Liên khu, Khu trong cả nước, Quân đội ta và LLVT nhân dân đã tiến hành hàng trăm chiến dịch, với nhiều hình thức và quy mô khác nhau.
  22. Một số chiến dịch tiêu biểu, điển hình trong các cuộc chiến tranh:
  23. * Trong kháng chiến chống Pháp
  24. 1. Chiến dịch Việt Bắc, Thu Đông 1947 diễn ra từ ngày 7 tháng 10 đến 20 tháng 12 năm 1947.
  25. - Loại hình chiến dịch: Chiến dịch phản công đánh bại cuộc hành quân lớn của quân Pháp lên Việt Bắc bảo vệ cơ quan đầu não kháng chiến.
  26. - Cơ quan chỉ huy: Bộ Tổng Tư lệnh.
  27. - Lực lượng ta tham gia: gồm 10 trung đoàn và 5 tiểu đoàn BB của Bộ và các khu 1, khu 10, khu 12 cùng du kích 5 tỉnh Cao Bằng, Bắc Cạn, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Tuyên Quang.
  28. - Lực lượng địch: 12.000 quân Pháp (gồm: Binh đoàn đổ bộ đường không, Binh đoàn bộ binh thuộc địa, Binh đoàn hỗn hợp bộ binh thuộc địa, lính thủy đánh bộ cùng lực lượng dự bị của Pháp).
  29. - Địa bàn tác chiến chủ yếu là vùng Việt Bắc.
  30. - Kết quả và ý nghĩa: Loại khỏi vòng chiến đấu 6.000 địch, thu và phá hủy nhiều vũ khí và phương tiện chiến tranh, đánh bại cuộc tiến công quy mô lớn và làm phá sản chiến lược “đánh nhanh, thắng nhanh” của Pháp. Ta bảo toàn và phát triển bộ đội chủ lực, bảo vệ cơ quan lãnh đạo và căn cứ địa kháng chiến của cả nước, đưa cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp sang thời kỳ mới, đánh dấu mốc hình thành rõ nét nghệ thuật chiến dịch Việt Nam.
  31. 2. Chiến dịch Biên Giới (còn gọi là chiến dịch Lê Hồng Phong) diễn ra từ ngày 16 tháng 9 đến 14 tháng 10 năm 1950.
  32. - Loại hình chiến dịch: Chiến dịch tiến công của QĐND Việt Nam
  33. - Cơ quan chỉ huy: Chủ tịch Hồ Chí Minh trực tiếp ra mặt trận cùng Bộ Tổng Tư lệnh tổ chức, chỉ đạo chiến dịch. Đại tướng Võ Nguyên Giáp là Chỉ huy trưởng chiến dịch.
  34. - Lực lượng ta tham gia: gồm Đại đoàn 308, 2 trung đoàn (174, 209), 4 đại đội sơn pháo, 5 đại đội công binh của Bộ Tổng Tư lệnh, 3 tiểu đoàn bộ binh chủ lực Liên khu Việt Bắc và dân quân du kích Cao Bằng, Lạng Sơn.
  35. - Lực lượng địch: Ở vùng biên giới Đông Bắc có 11 tiểu đoàn, 9 đại đội BB (phần lớn là quân Âu Phi), tổ chức thành những cụm cứ điểm mạnh, có công sự kiên cố.
  36. - Địa bàn tác chiến: Tuyến biên giới Cao Bằng-Lạng Sơn
  37. - Kết quả và ý nghĩa: Loại khỏi vòng chiến đấu gần 10 tiểu đoàn địch (trên 8.000 quân), thu trên 3.000 tấn vũ khí, phương tiện chiến tranh. Giải phóng khu vực biên giới từ Cao Bằng đến Đình Lập, Lạng Sơn, mở thông giao lưu quốc tế, làm thay đổi cục diện chiến tranh, ta bước sang giai đoạn chiến lược phản công và tiến công làm cho quân Pháp chuyển dần sang chiến lược phòng ngự.
  38. 3. Chiến dịch Hòa Bình diễn ra từ ngày 10 tháng 12 năm 1951 đến 25 tháng 2 năm 1952.
  39. - Loại hình chiến dịch: Chiến dịch tiến công của Quân đội nhân dân Việt Nam.
  40. - Cơ quan chỉ huy: Bộ Tổng Tư lệnh trực tiếp chỉ huy
  41. - Lực lượng ta tham gia: gồm 4 đại đoàn (308, 312, 304, 301) và LLVT địa phương tỉnh Hòa Bình.
  42. - Lực lượng địch: Gồm 20 tiểu đoàn BB, 7 tiểu đoàn pháo binh, 1 tiểu đoàn và 2 đại đội tăng thiết giáp.
  43. - Địa bàn tác chiến: Thị xã Hòa Bình, sông Đà đường 6.
  44. - Kết quả và ý nghĩa: Loại khỏi vòng chiến đấu 6.000 tên địch, bắn rơi 9 máy bay, bắn chìm 18 tàu, xuồng, phá hủy 12 xe tăng, hàng trăm xe vận tải, thu 24 khẩu pháo. Giải phóng khu vực Hòa Bình-Sông Đà, giữ vững đường giao thông liên lạc của ta giữa Việt Bắc với các Khu 3, 4, góp phần đẩy mạnh chiến tranh du kích ở vùng sau lưng địch, đánh bại âm mưu của Pháp hòng giành lại quyền chủ động chiến lược và chia cắt chiến trường Bắc Bộ.
  45. 4. Chiến dịch Bắc Tây Nguyên diễn ra từ ngày 26 tháng 1 đến 17 tháng 2 năm 1954.
  46. - Loại hình chiến dịch: Chiến dịch tiến công của LLVT Liên khu 5.
  47. - Cơ quan chỉ huy: Đảng ủy-Bộ Tư lệnh Liên khu 5, chỉ huy chiến dịch, trực tiếp đồng chí Nguyễn Chánh, Bí thư Liên khu ủy, Chính ủy Liên khu làm Bí thư kiêm Tư lệnh.
  48. - Lực lượng ta tham gia: 2 trung đoàn chủ lực Liên khu (108, 803), Tiểu đoàn 30, Liên đội đặc công Liên khu, Trung đoàn 12 bộ đội địa phương tỉnh Gia Lai. Huy động 60. 000 dân công vùng tự do Phú Yên, Bình Định.
  49. - Lực lượng địch: 25 tiểu đoàn cơ động, 130 cụm cứ điểm, đồn bốt địch phòng thủ Tây Nguyên, miền Tây các tỉnh Bình Định, Quảng Ngãi.
  50. - Địa bàn tác chiến: Bắc Tây Nguyên (2 tỉnh Gia Lai và Kon Tum).
  51. - Kết quả và ý nghĩa: Loại khỏi vòng chiến đấu 15.000 tên địch, diệt và bức rút 128 cứ điểm, đồn, bốt. Thu 5.000 súng các loại, gần 150 tấn đạn, hàng trăm phương tiện chiến tranh. Ta đạt mục đích phối hơp với chiến trường chính Bắc Bộ, tiêu diệt được sinh lực địch, mở rộng vùng giải phóng, đánh bại âm mưu thực dân Pháp tập trung lực lượng đánh chiếm vùng tự do Liên khu 5. Thắng lợi chiến dịch đã làm thay đổi cục diện chiến trường, thế và lực của ta đã mạnh lên, làm cơ sở để quân và dân ta giành thắng lợi to lớn hơn, góp phần cùng cả nước kết thúc cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.
  52. 5. Chiến dịch Điện Biên Phủ diễn ra từ ngày 13 tháng 3 đến 7 tháng 5 năm 1954.
  53. - Loại hình chiến dịch: Là chiến dịch chiến lược tiến công của Quân đội nhân dân Việt Nam.
  54. - Cơ quan chỉ huy: Bộ Tổng tham mưu do Đại tướng Võ Nguyên Giáp làm Tư lệnh chiến dịch.
  55. - Lực lượng ta tham gia: Có 3 đại đoàn (308, 312, 316), Trung đoàn BB 57 (đại đoàn 304), Đại đoàn công binh-pháo binh 351.
  56. - Lực lượng địch: Lực lượng quân Pháp ở Điện Biên Phủ có 12 tiểu đoàn và 7 đại đội BB, 3 tiểu đoàn pháo, 1 tiểu đoàn công binh, 1 đại đội xe tăng, 1 phi đội máy bay (trong quá trình chiến dịch được tăng viện 4 tiểu đoàn và 2 đại đội nhảy dù), tổ chức thành 3 phân khu, 8 trung tâm đề kháng, gồm 49 cứ điểm trang bị hỏa lực mạnh, có 2 sân bay: Mường Thành và Hồng Cúm.
  57. - Địa bàn tác chiến: Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ.
  58. - Kết quả và ý nghĩa: Ta diệt và bắt 16.200 tên địch, phần lớn là Pháp (trong đó có 1 thiếu tướng, 369 sĩ quan từ thiếu tá đến đại tá), thu toàn bộ VKTB, bắn rơi 62 máy bay. Là chiến dịch đánh tiêu diệt lớn nhất, điển hình nhất của quân và dân Việt Nam trong kháng chiến chống Pháp, cùng với thắng lợi trên các chiến trường khác trong Đông-Xuân 1953-1954, góp phần quyết định đánh bại kế hoạch Nava và ý chí xâm lược của thực dân Pháp, kịp thời hậu thuẫn cho thành công của hội nghị Giơnevơ về Đông Dương (8/5-21/7/1954), kết thúc thắng lợi kháng chiến chống Pháp, đánh dấu sự phá sản của chủ nghĩa thực dân cũ. Chiến dịch Điện Biên phủ là bước phát triển của nghệ thuật chiến dịch Việt Nam về khả năng tổ chức chỉ đạo, chỉ huy, động viên lực lượng tiến hành một chiến dịch quy mô lớn với sự tham gia của nhiều đại đoàn chủ lực, tác chiến hiệp đồng binh chủng, đánh tiêu diệt một tập đoàn cứ điểm mạnh và kiên cố của địch, trong thời gian tương đối dài (55 ngày).
  59. * Trong kháng chiến chống Mỹ
  60. 1. Chiến dịch Bình Giã diễn ra từ ngày 2 tháng 12 năm 1964 đến ngày 3 tháng 1 năm 1965.
  61. - Loại hình chiến dịch: Chiến dịch tiến công của quân giải phóng miền Nam Việt Nam.
  62. - Cơ quan chỉ huy: Do Đảng ủy- Bộ Tư lệnh Quân khu 7 lãnh đạo, chỉ đạo, đồng chí Nguyễn Văn Rứa làm Tư lệnh chiến dịch.
  63. - Lực lượng ta tham gia: Gồm 2 trung đoàn BB (761, 762), 4 tiểu đoàn pháo của chủ lực Miền, 2 tiểu đoàn (800, 500) của Quân khu 7, tiểu đoàn 186 của Quân khu 6 và LLVT địa phương.
  64. - Lực lượng địch:
  65. - Địa bàn tác chiến: tỉnh Bà Rịa, Long Khánh và 2 huyện phía Nam Bình Thuận (nay là Đồng Nai và Bình Thuận)
  66. - Kết quả và ý nghĩa: Loại khỏi vòng chiến đấu 1.700 (có hàng chục cố vấn Mỹ), bắt gần 300 địch, diệt gọn 2 tiểu đoàn (tiểu đoàn thủy quân lục chiến số 4, tiểu đoàn biệt động quân 33) và 1 chi đoàn xe cơ giới M113 (thuộc thiết đoàn 1) đánh thiệt hại 3 tiểu đoàn khác và nhiều đại đội, bắn rơi, phá hỏng 56 máy bay, (chủ yếu là máy bay trực thăng), phá hủy 45 xe quân sự (phần lớn là xe tăng M.113, có 2 xe tăng M.41), thu hơn 1.000 súng các loại và gần 1.000 máy thông tin. Chiến dịch Bình Giã đánh bại chiến thuật trực thăng vận, thiết xa vận, làm tan rã hầu hết lực lượng dân vệ trên đường 2 và huyện Hoài Đức, phá vỡ nhiều ấp chiến lược, giải phóng Phò Trì ven biển Hàm Tân, bảo đảm căn cứ tiếp nhận vũ khí của miền Bắc bằng đường biển, mở rộng căn cứ tỉnh Bình Thuận. Là chiến dịch đầu tiên tác chiến tập trung của chủ lực Miền, phối hợp với chủ lực Khu và LLVT địa phương. Trong chiến dịch bộ đội ta đã vận dụng linh hoạt phương pháp tác chiến chiến dịch, phát huy sức mạnh của ba thứ quân.
  67. 2. Chiến dịch Ba Gia diễn ra từ ngày 28 tháng 5 đến ngày 20 tháng 7 năm 1965
  68. - Loại hình chiến dịch: Chiến dịch tiến công
  69. - Cơ quan chỉ huy: do Đảng ủy-Bộ Tư lệnh Quân khu 5 lãnh đạo, chỉ đạo, đồng chí Chu Huy Mân làm Tư lệnh chiến dịch.
  70. - Lực lượng ta tham gia: Trung đoàn bộ binh 1 (chủ lực Quân khu 5), Tiểu đoàn bộ binh 45, 2 đại đội sơn pháo, 1 đại đội phòng không, 1 đại đội trinh sát đặc công và LLVT địa phương Quảng Ngãi.
  71. - Lực lượng địch: Trung đoàn bộ binh 51 (Sư đoàn 25), 2 tiểu đoàn biệt động quân (37, 39), Tiểu đoàn thủy quân lục chiến 3, 1 chi đoàn thiết giáp, 6 khẩu đội pháo 105mm, 1 tiểu đoàn và 15 đại đội bảo an Quân đội Sài Gòn.
  72. - Địa bàn tác chiến: ở khu vực Ba Gia, Sơn Tịnh, Bình Sơn, Trà Bồng. (Theo từ điển Bách khoa Quân sự Việt Nam, Nxb QĐND, H. 1996. trang 98).
  73. - Kết quả và ý nghĩa: Tiêu diệt gọn 1 chiến đoàn và 2 tiểu đoàn, loại khỏi vòng chiến đấu 2.054 quân, thu 973 súng, phá hủy 15 xe quân sự, bắn rơi 18 máy bay, hỗ trợ nhân dân 29 xã thuộc 6 huyện của tỉnh Quảng Ngãi nổi dậy giành quyền làm chủ, góp phần đánh bại chiến lược chiến tranh đặc biệt của Mỹ.
  74. 3. Chiến dịch Plây Me diễn ra từ ngày 19 tháng 10 đến 26 tháng 11 nam 1965.
  75. - Loại hình chiến dịch: Chiến dịch tiến công vây điểm, diệt viện.
  76. - Cơ quan chỉ huy: do Khu ủy 5 lãnh đạo, chỉ đạo, đồng chí Chu Huy Mân Tư lệnh kiêm Chính ủy mặt trận Tây Nguyên làm Tư lệnh chiến dịch.
  77. - Lực lượng ta tham gia: 3 trung đoàn bộ binh (320, 33, 66), 1 tiểu đoàn đặc công, 1 tiểu đoàn pháo binh, 1 tiểu đoàn súng máy phòng không 12,7mm Quân giải phóng Tây Nguyên.
  78. - Lực lượng địch: Lữ đoàn kỵ binh không vận số 3 Mỹ, 1 chiến đoàn dù, 1 chiến đoàn thiết giáp quân đội Sài Gòn và 1 trung đoàn quân đội Nam Triều Tiên, có pháo binh, máy bay (cả máy bay B52) yểm trợ.
  79. - Địa bàn tác chiến: Ở khu vực Bàu Cạn, Đức Cơ và Plây Me (nay thuộc huyện Chư Prông-Gia Lai), (tây Nam thị xã Plâyku 30 km).
  80. - Kết quả và ý nghĩa: Loại khỏi vòng chiến đấu 1.700 quân Mỹ, 1.275 quân Sài Gòn, tiêu diệt và đánh thiệt hại nặng 2 tiểu đoàn kỵ binh không vận Mỹ, 2 tiểu đoàn bộ binh, 2 chi đoàn thiết giáp quân đội Sài Gòn; phá hủy, phá hỏng 89 xe quân sự, 59 máy bay. Chiến dịch Plây Me thể hiện tinh thần dám đánh Mỹ và khẳng định ta có thể đánh tiêu diệt từng tiểu đoàn Mỹ.
  81. 4. Chiến dịch đánh bại cuộc hành quân Gian - xơn - xi - ty: diễn ra từ ngày 22 tháng 2 đến ngày 15 tháng 4 năm 1967.
  82. - Loại hình chiến dịch: Chiến dịch phản công của một bộ phận LLVT giải phóng miền Nam Việt Nam
  83. - Cơ quan chỉ huy: Quân ủy-BTL quân GPMN Việt Nam trực tiếp chỉ đạo.
  84. - Lực lượng ta tham gia: Sư đoàn bộ binh 9, 9 đại đội bảo vệ cơ quan, 13 đại đội bộ đội địa phương, tiểu đoàn cối 120mm, 5 tiểu đoàn súng máy phòng không, 4.000 dân quân.
  85. - Lực lượng địch: 45.000 quân gồm: lữ đoàn 96 Mỹ, Trung đoàn Phi Luật Tân, Tiểu đoàn 51 biệt động quân, Trung đoàn 10 thiết giáp và 10 khẩu pháo; tiểu đoàn 16 địa phương quân; 12 đại đội bảo an, 5 trung đội biệt kích tuyên chính, 2 trung đội tuần giang; 1 trung đội thám báo và khoảng 1.500 dân vệ. Lực lượng địch sẵn sàng chi viện còn có: sư đoàn bộ binh 1, 2 lữ đoàn thuộc sư đoàn 25 bộ binh, trung đoàn 11 thiết giáp, lữ đoàn 173 dù, 6 tiểu đoàn thuộc chiến đoàn biệt động quân, chiến đoàn dù.
  86. - Địa bàn tác chiến: Ở Dương Minh Châu (Tây Ninh)
  87. - Kết quả và ý nghĩa: Ta diệt 2 tiểu đoàn và 11 đại đội bộ binh địch, 9 chi đoàn thiết giáp, bắn rơi 160 máy bay, phá hủy 112 khẩu pháo; đánh bại cuộc hành quân lớn nhất của Mỹ trên chiến trường miền Nam.
  88. 5. Chiến dịch Đường 9 - Khe Sanh diễn ra từ 20 tháng 1 đến 15 tháng 7 năm 1968
  89. - Loại hình chiến dịch: Chiến dịch tiến công hiệp đồng quân binh chủng quy mô lớn của Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam đánh vào tuyến phòng ngự vững chắc của Mỹ và Quân đội Ngụy Sài Gòn.
  90. - Cơ quan chỉ huy: Bộ Tổng Tư lệnh QĐND Việt Nam, Mặt trận Đường 9.
  91. - Lực lượng ta tham gia: 4 sư đoàn và 1 trung đoàn bộ binh, 1 đoàn và 5 đại đội đặc công, 6 trung đoàn pháo binh, 3 trung đoàn pháo cao xạ, 1 trung đoàn và 2 tiểu đoàn công binh, 4 đại đội xe tăng, 1 đại đội súng phun lửa và các lực lượng bảo đảm.
  92. - Lực lượng địch: 45.000 quân (28.000 quân Mỹ) trong đó có 3 trung đoàn lính thủy đánh bộ tăng cường (10 tiểu đoàn), 9 tiểu đoàn pháo binh, 3 tiểu đoàn và 1 đại đội cơ giới; được bố trí thành ba khu vực (phía đông, phía giữa và phía tây), trong đó, phía đông là khu vực phòng ngự chủ yếu. Riêng Khe Sanh có 6.000 quân (Trung đoàn 26 lính thủy đánh bộ Mỹ, Tiểu đoàn 37 biệt động quân Sài Gòn).
  93. - Địa bàn tác chiến: Trên đường 9 (từ Cửa Việt đến biên giới Việt Nam – Lào), trong đó khu vực Khe Sanh là hướng chính.
  94. - Kết quả và ý nghĩa: Sau 177 ngày đêm tiến công, vây hãm và đánh địch giải tỏa, ta đã tiêu diệt một bộ phận sinh lực và phương tiện chiến tranh của quân Mỹ, buộc quân Mỹ phải rút bỏ một căn cứ quân sự lớn quan trọng, phá vỡ một mảng tuyến phòng thủ phía Tây đường 9 của địch. Chiến dịch đã giam chân một bộ phận quan trọng lực lượng cơ động quân Mỹ ở đường 9 - Khe Sanh, thu hút sự chú ý của địch ở vùng giới tuyến, góp phần tạo yếu tố bất ngờ và điều kiện thuận lợi cho quân và dân ta ở các chiến trường khác trên toàn miền Nam, trước hết là Trị Thiên - Huế thực hành tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968.
  95. 6. Chiến dịch Đường 9 Nam Lào diễn ra từ ngày 30 tháng 1 đến 23 tháng 3 năm 1971
  96. - Loại hình chiến dịch: Chiến dịch phản công của Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam chống lại cuộc hành quân Lam Sơn 719 của quân đội Sài Gòn.
  97. - Cơ quan chỉ huy: Thượng tướng Văn Tiến Dũng UVBCT, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, TTMT đại diện Quân ủy và Bộ Tổng Tư lệnh theo dõi, chỉ đạo tại mặt trận. Thiếu tướng Lê Trong Tấn, PTTMT là Tư lệnh chiến dịch. Thiếu tướng Lê Quang Đạo Phó CNTCCT làm Chính ủy chiến dịch.
  98. - Lực lượng ta tham gia: gồm 5 sư đoàn bộ binh (308, 320, 304, 2, 324), các lực lượng tại chỗ (Mặt trận Bắc Quảng Trị, Trị Thiên, Đoàn 559), 3 tiểu đoàn tăng - thiết giáp, 4 trung đoàn pháo mặt đất, 4 trung đoàn pháo phòng không, 3 trung đoàn công binh, 1 số tiểu đoàn đặc công, thông tin...
  99. - Lực lượng địch: gồm 3 sư đoàn (bộ binh 1, dù, thủy quân lục chiến), 1 liên đoàn biệt động quân, 1 lữ đoàn thiết giáp, 13 tiểu đoàn pháo binh quân đội Sài Gòn, 20 tiểu đoàn Mỹ (8 tiểu đoàn pháo binh, 5 tiểu đoàn thiết giáp, 7 tiểu đoàn bộ binh) và 4 tiểu đoàn quân Ngụy Lào, phối hợp từ hướng Tây. Tổng quân số 42.000 quân, khi cao nhất đến 55.000 quân (gần 5 sư đoàn bộ binh) với hơn 300 khẩu pháo, hơn 500 xe tăng - thiết giáp, gần 1000 máy bay các loại.
  100. - Địa bàn tác chiến: Đường 9 - Nam Lào
  101. - Kết quả và ý nghĩa: Sau 52 ngày đêm chiến đấu, ta đã toàn thắng, loại khỏi vòng chiến đấu 20.858 quân địch, bắt 1.142 quân, tiêu diệt và đánh thiệt hại nặng nhiều đơn vị chủ lực của quân đội Sài Gòn (1 lữ đoàn dù, 1 lữ đoàn thủy quân lục chiến, 1 trung đoàn và 5 tiểu đoàn bộ binh, 8 tiểu đoàn pháo, 4 thiết đoàn; đánh thiệt hại nặng 1 lữ đoàn dù, 2 trung đoàn bộ binh, 1 liên đoàn biệt động quân); bắn rơi và phá hủy 556 máy bay (505 máy bay trực thăng), thu và phá hủy 1.138 xe cơ giới (528 xe tăng, xe thiết giáp) 112 khẩu pháo và cối lớn, 25 kho (2 triệu lít xăng và 1.000 tấn đạn dược). Là thắng lợi có ý nghĩa chiến lược; giáng một đòn nặng vào chiến lược Việt nam hóa chiến tranh của Mỹ; đồng thời đánh dấu bước phát triển mới của nghệ thuật chiến dịch phản công, tiêu diệt lớn Quân đội Sài Gòn, bảo vệ được tuyến vận chuyển chiến lược Bắc - Nam, tạo bước ngoặt có lợi cho ta trên chiến trường từ xuân 1971.
  102. 7. Chiến dịch Trị Thiên diễn ra từ 30 tháng 3 đến 27 tháng 6 năm 1972
  103. - Loại hình chiến dịch: Chiến dịch tiến công của QGPMN VN vào tuyến phòng thủ kiên cố của quân đội Sài Gòn
  104. - Cơ quan chỉ huy: Thiếu tướng Lê Trọng Tấn, PTTMT là Tư lệnh chiến dịch. Thiếu tướng Lê Quang Đạo, Phó CNTCCT làm Chính ủy chiến dịch.
  105. - Lực lượng ta tham gia: Gồm 3 sư đoàn (304, 308, 324) và 4 trung đoàn bộ binh, 7 trung đoàn pháo mặt đất (390 khẩu), 2 trung đoàn xe tăng thiết giáp (136 xe), 3 sư đoàn phòng không hỗn hợp (2 trung đoàn tên lửa, 8 trung đoàn pháo phòng không), 3 trung đoàn công binh, 16 tiểu đoàn đặc công, thông tin, vận tải cùng LLVT địa phương (11 tiểu đoàn, nhiều đại đội, trung đội) và nhân dân trên địa bàn chiến dịch.
  106. - Lực lượng địch: gồm 2 sư đoàn bộ binh (3, 1), 2 lữ đoàn thủy quân lục chiến (147, 258), 3 thiết đoàn (20, 11, 17), 13 tiểu đoàn và 5 đại đội pháp binh (258 khẩu) cùng với lực lượng địa phương (4 tiểu đoàn, 94 đại đội bảo an và 302 trung đội dân vệ, 5000 cảnh sát.
  107. - Địa bàn tác chiến: Trên 2 tỉnh Quảng Trị và Thừa Thiên
  108. - Kết quả và ý nghĩa: Tiêu diệt và làm rã ngũ hơn 27.000 địch, bắt 3.386 tên; thu và phá hủy 636 xe tăng thiết giáp (thu 56 xe, 419 khẩu pháo (thu 194 khẩu), thu gần 3.000 súng bộ binh, 310 máy vô tuyến điện; phá 1.870 xe quân sự, 19 tàu chiến, bắn rơi và phá 340 máy bay, giải phóng tỉnh Quảng Trị. Là thắng lợi có ý nghĩa chiến lược, lần đầu tiên trên chiến trường miền Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, ta tiến hành thắng lợi một chiến dịch tiến công binh chủng hợp thành quy mô lớn, tiêu diệt nhiều trung đoàn, đánh bại 1 sư đoàn (sư đoàn 3), đập tan một tuyến phòng thủ kiên cố vòng ngoài của địch, làm thay đổi cục diện chiến trường Trị Thiên, đưa nghệ thuật chiến dịch Việt Nam lên một bước phát triển mới.
  109. 8. Chiến dịch Phòng không Hà Nội - Hải Phòng diễn ra từ ngày 18 đến 30 tháng 12 năm 1972
  110. - Loại hình chiến dịch: Chiến dịch phòng không
  111. - Cơ quan chỉ huy: Bộ Tổng Tư lệnh trực tiếp chỉ huy.
  112. - Lực lượng ta tham gia: 6 trung đoàn tên lửa phòng không, 3 trung đoàn không quân tiêm kích, 4 trung đoàn và 8 tiểu đoàn pháo phòng không, 356 đơn vị pháo và súng máy phòng không của bộ đội địa phương và dân quân tự vệ.
  113. - Lực lượng địch: Chiến dịch gồm hai đợt. Đợt 1 (18 đến 24.12) Mỹ sử dụng 129 lần chiếc máy bay B52 và trên 160 lần chiếc máy bay chiến thuật. Đợt 2 (26 đến 29.12), Mỹ dùng 120 lần chiếc máy bay B52.
  114. - Địa bàn tác chiến: Hà Nội, Hải Phòng.
  115. - Kết quả và ý nghĩa: Sau 12 ngày đêm chiến đấu, ta bắn rơi 81 máy bay (có 34 B52, 5 F111), bắt sống nhiều phi công, đánh bại cuộc tập kích đường không chiến lược, buộc chính phủ Mỹ phải tuyên bố ngừng ném bom từ bắc vĩ tuyến 20 trở ra và nối lại cuộc đàm phán ở Pari. Kinh nghiệm đánh thắng máy bay B52 làm phong phú thêm nghệ thuật chiến dịch tác chiến phòng không Việt Nam. Dư luận thế giới gọi đây là trận “Điện Biên Phủ trên không”.
  116. 9. Chiến dịch đường 14 - Phước Long diễn ra từ 13 tháng 12 năm 1974 đến ngày 6 tháng 1 năm 1975.
  117. - Loại hình chiến dịch: Chiến dịch tiến công
  118. - Cơ quan chỉ huy: Quân ủy-BTL Miền chỉ đạo, đồng chí Hoàng Câm làm Tư lệnh chiến dịch, đồng chí Hoàng Thế Thiện là Chính ủy chiến dịch.
  119. - Lực lượng ta tham gia: về bộ đội chủ lực, có Quân đoàn 4 (có 2 sư đoàn), Sư đoàn bộ binh 3 (2 trung đoàn), Trung đoàn đặc công 429, 1 trung đoàn pháo binh (36 khẩu), 3 tiểu đoàn pháo phòng không, 20 xe tăng thiết giáp, 1 trung đoàn công binh; về LLVT nhân dân địa phương, có 2 tiểu đoàn tỉnh Bình Long, bộ đội các huyện, du kích các xã trong địa bàn chiến dịch.
  120. - Lực lượng địch: gồm 5 tiểu đoàn bộ binh, 1 chi đội xe M113, 10 trung đội pháo binh, 2 đại đội trinh sát, 2 đại đội cảnh sát, 60 trung đội dân vệ và lực lượng viện binh quân đoàn 3, quân đội Sài Gòn.
  121. - Địa bàn tác chiến: Đồng Xoài, Bù Đăng, Phước Bình, Phước Long
  122. - Kết quả và ý nghĩa: Ta giải phóng toàn tỉnh Phước Long (hơn 500.000 dân), diệt 1.160 địch, bắt 2.146 tên, phá hủy 15 máy bay, 3 xe bọc thép, thu 3.125 súng các loại, 10.000 viên đạn pháo. Chiến thắng Phước Long có tác dụng trinh sát chiến lược, phát hiện sự bất lực của Mỹ trước thất bại của quân đội Sài Gòn.
  123. 10. Chiến dịch Tây Nguyên diễn ra từ 4 tháng 3 đến ngày 3 tháng 4 năm 1975
  124. - Loại hình chiến dịch: Chiến dịch tiến công.
  125. - Cơ quan chỉ huy: Đại tướng Văn Tiến Dũng được Trung ương cử vào mặt trận theo dõi, chỉ đạo, đồng chí Hoàng Minh Thảo làm Tư lệnh chiến dịch, đồng chí Đặng Vũ Hiệp làm Chính ủy chiến dịch.
  126. - Lực lượng ta tham gia: Gồm 5 sư đoàn (10, 320, 316, 968, 3) và 4 trung đoàn bộ binh (25, 271, 95A, 95B), Trung đoàn đặc công 198, Trung đoàn xe tăng thiết giáp 273 và một số đơn vị binh chủng chuyên môn kỹ thuật.
  127. - Lực lượng địch: gồm Sư đoàn bộ binh 23, Lữ đoàn dù 3 và Trung đoàn bộ binh 40 (giai đoạn phát triển), 8 liên đoàn biệt động quân, Lữ đoàn tăng thiết giáp 2 (4 thiết đoàn), 30 tiểu đoàn bảo an và các đơn vị binh chủng chuyên môn kỹ thuật.
  128. - Địa bàn tác chiến: Tây Nguyên
  129. - Kết quả và ý nghĩa: Ta tiêu diệt và làm tan rã Quân đoàn 2 - Quân khu 2 và một bộ phận cơ động chiến lược của địch, giải phóng Tây Nguyên và các tỉnh miền Nam Trung bộ; Chiến dịch Tây Nguyên thể hiện nghệ thuật cao về chọn hướng (mục tiêu), nghi binh, tạo thế (cắt, vây), tập trung lực lượng giành và giữ quyền chủ động, phát triển tiến công; mở ra một bước ngoặt đưa cuộc chiến tranh từ tiến công có ý nghĩa chiến lược đến tiến công chiến lược trên toàn chiến trường miền Nam.
  130. 11. Chiến dịch Hồ Chí Minh: diễn ra từ ngày 26 đến 30 tháng 4 năm 1975
  131. - Loại hình chiến dịch: Chiến dịch tiến công.
  132. - Cơ quan chỉ huy: Bộ Tổng Tham mưu, Tư lệnh Chiến dịch: Văn Tiến Dũng, Chính ủy: Phạm Hùng.
  133. - Lực lượng ta tham gia: Bộ đội chủ lực có các Quân đoàn 1, 2, 3, 4, Đoàn 232 (tương đương Quân đoàn) với 15 sư đoàn bộ binh, 6 trung đoàn, 4 tiểu đoàn và một số đại đội đặc công, biệt động; 3 lữ đoàn, trung đoàn và 6 tiểu đoàn tăng thiết giáp; 22 lữ đoàn, trung đoàn và 8 tiểu đoàn pháo binh; các đơn vị binh chủng khác; 1 bộ phận không quân, hải quân; LLVT địa phương có 2 trung đoàn và nhiều tiểu đoàn, đại đội bộ binh; 6 trung đoàn đặc công, 1 lữ đoàn biệt động với 60 tổ; dân quân tự vệ và nhân dân trong địa bàn chiến dịch.
  134. - Lực lượng địch: có Quân đoàn 3 (4 sư đoàn bộ binh), 3 liên đoàn biệt động quân, sư đoàn thủy quân lục chiến, 3 lữ đoàn dù, 1 lữ đoàn kỵ binh thiết giáp, 19 tiểu đoàn pháo binh, 800 máy bay, 862 tàu hải quân, tàn quân của quân đoàn 1, Quân đoàn 2 và lực lượng tổng dự bị chiến lược; các đơn vị cảnh sát và phòng vệ dân sự trên địa bàn Quân khu 3.
  135. - Địa bàn tác chiến: Sài Gòn - Gia Định và vùng phụ cận.
  136. - Kết quả và ý nghĩa: Ta tiêu diệt và làm tan rã toàn bộ lực lượng chủ lực, địa phương, cảnh sát thuộc Quân khu 3 địch, lực lượng dự bị chiến lược còn lại và tàn quân của Quân đoàn 1 và 2 của địch chạy về, thu 500 khẩu pháo, 600 tàu chiến, 270.000 súng các loại, trên 3.000 xe quân sự các loại và toàn bộ kho tàng; đập tan hệ thống chính quyền Sài Gòn từ trung ương đến cơ sở, giải phóng hoàn toàn Sài Gòn - Gia Định, các tỉnh Tân An, Gò Công, Hậu Nghĩa, Tây Ninh, Bình Dương, Biên Hòa, Long Khánh, Bà Rịa - Vũng Tàu... tạo điều kiện cho các Quân khu 8, 9 tiêu diệt và làm tan rã hoàn toàn Quân đoàn 4 - Quân khu 4 địch và giải phóng đồng bằng Sông Cửu Long. Chiến dịch Hồ Chí Minh thể hiện và đánh dấu bước trưởng thành vượt bậc của Nghệ thuật quân sự Việt Nam nói chung và nghệ thuật chiến dịch tiến công chiến lược nói riêng.
  137. (Ngoài các chiến dịch trên, có thể nêu một số chiến dịch tiêu biểu khác)
  138. Câu hỏi 3: Bản chất, truyền thống cách mạng vẻ vang của Quân đội ta được Bác Hồ khái quát như thế nào? Câu nói đó được Bác Hồ nói ở đâu, thời gian nào? Yếu tố quyết định bản chất cách mạng của quân đội ta là gì?
  139. Trả lời:
  140. - Quân đội nhân dân Việt Nam là quân đội của dân, do dân và vì dân, khi mới ra đời, chỉ với gậy tầm vong, giáo mác, súng kíp đã cùng với toàn dân đánh Pháp, đuổi Nhật đưa cách mạng tháng Tám thành công, khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa. Trong 9 năm trường kỳ kháng chiến Quân đội ta cùng với toàn dân chiến đấu giành nhiều thắng lợi, trong đó có chiến thắng Điện Biên Phủ lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu, đánh bại chủ nghĩa thực dân cũ. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, những năm đầu Quân đội ta đã bảo vệ vững chắc miền Bắc, tiếp tục cuộc chiến đấu, thực hiện độc lập dân tộc, dân chủ nhân dân ở miền Nam, ở đâu Quân đội ta cũng trở thành đội quân chiến đấu trung thành, tin cậy của Đảng và nhân dân.
  141. - Bản chất truyền thống cách mạng vẻ vang của Quân đội được Bác khái quát “Quân đội ta trung với Đảng, hiếu với dân, sẵn sàng chiến đấu hy sinh vì độc lập tự do của Tổ quốc, nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng”.
  142. - Lời khái quát trong bài nói chuyện tại buổi chiêu đãi mừng Quân đội ta tròn 20 tuổi ở Thủ đô Hà Nội ngày 22/12/1964.
  143. - Yếu tố quyết định bản chất cách mạng của Quân đội ta.
  144. + Quân đội nhân dân Việt Nam do Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập và rèn luyện. Quân đội mang bản chất giai cấp công nhân, tính nhân dân và tính dân tộc sâu sắc và mang tinh thần quốc tế cao cả.
  145. Nhờ vậy, quân đội ta có sức mạnh vô địch, trở thành đội quân bách chiến, bách thắng, trong bất luận hoàn cảnh, tình huống nào cũng đều hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ mà Đảng và nhân dân giao phó.
  146. + Mọi hoạt động của Quân đội ta đều phục vụ mục tiêu lý tưởng của Đảng vì độc lập tự do của Tổ quốc, vì CNXH, vì hạnh phúc của nhân dân.
  147. Trải qua các thời kỳ đấu tranh giải phóng dân tộc và bảo vệ Tổ quốc, Quân đội ta luôn trung thành với sự nghiệp cách mạng của Đảng và nhân dân, luôn xác định rõ mục tiêu chiến đấu của Đảng là ĐLDT và CNXH.
  148. Đảng Cộng sản Việt Nam sáng lập Quân đội ta và là lực lượng duy nhất lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt Quân đội nhân dân Việt Nam. Đấy là yếu tố quyết định bản chất cách mạng của Quân đội. Thực tiễn đã chứng minh sinh động Quân đội ta luôn trở thành đội quân chiến đấu, đội quân công tác và đội quân lao động, sản xuất trung thành, tin cậy của Đảng và nhân dân.
  149. Câu hỏi 4: Ngày Hội quốc phòng toàn dân được Đảng ta quyết định vào ngày, tháng, năm nào? Ý nghĩa của Ngày Hội quốc phòng toàn dân?
  150. Nhân kỷ niệm 45 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22.12.1944-22.12.1989) nhằm tôn vinh ngày truyền thống Quân đội nhân dân và các LLVTND Việt Nam, làm cho cả nước coi đây là ngày Hội QPTD.
  151. - Ngày 17.10.1989 Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa VI) đã ra chỉ thị lấy ngày thành lập QĐND Việt Nam 22.12 hàng năm là ngày Hội QPTD trong phạm vi cả nước.
  152. Chỉ thị nêu rõ: Thông qua các hoạt động tuyên truyền sâu rộng trong nhân dân về bản chất tốt đẹp “Bộ đội Cụ Hồ”, giáo dục động viên nhân dân tham gia xây dựng nền QPTD, xây dựng LLVTND trên từng địa phương, xây dựng QĐND vững mạnh toàn diện.
  153. - Ý nghĩa.
  154. Đây là sự kiện chính trị quan trọng, mốc son đánh dấu bước phát triển mới về chăm lo nhiệm vụ quân sự, quốc phòng, về xây dựng nền QPTD, thế trận QPTD, gắn với xây dựng thế trận ANND.
  155. Nhằm khơi dậy tinh thần yêu nước, yêu CNXH quyết tâm bảo vệ độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc trong các tầng lớp nhân dân; tăng cường giáo dục toàn dân, nhất là thế hệ trẻ đối với nhiệm vụ BVTQ, bảo vệ thành quả cách mạng, giữ vững chủ quyền quốc gia, vùng đất, vùng trời, vùng biển của Tổ quốc.
  156. Nền quốc phòng nước ta là nền QPTD, toàn diện, độc lập, tự chủ, tự cường và ngày càng hiện đại, là nền quốc phòng của dân, do dân, vì dân. Xây dựng nền QPTD là nội dung cơ bản của Chiến lược BVTQ XHCN trong tình hình mới. Chính ngày Hội QPTD nhằm tăng cường ý thức trách nhiệm của nhân dân đối với nhiệm vụ quân sự, quốc phòng, xây dựng LLVT.
  157. Xây dựng nền QPTD là nhằm xây dựng cả lực lượng và thế trận; xây dựng tiềm lực mọi mặt bao gồm: tiềm lực chính trị, tinh thần, tiềm lực kinh tế-xã hội, tiềm lực KHCN và tiềm lực quân sự-an ninh, đặc biệt là xây dựng tiềm lực chính trị tinh thần, nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp về chính trị tư tưởng, kinh tế, XH, VH, QPAN, đối ngoại, sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân.
  158. Câu hỏi 5: Hãy cho biết cảm tưởng, kỷ niệm của bản thân, của gia đình quê hương mình về “Bộ đội Cụ Hồ”, về mối quan hệ quân dân, về chủ quyền biển, đảo quốc gia và trách nhiệm của bản thân trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa hiện nay?
  159. Trải qua hơn 30 năm kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ, mỗi ngọn núi dòng sông, mỗi đường phố xóm làng đều ngời sáng chiến công, mỗi làng quê thôn xóm trên khắp đất nước Việt Nam đều có những người con trở thành "Bộ đội Cụ Hồ", đều có những anh hùng, liệt sĩ hi sinh cho quê hương...
  160. Bộ đội Cụ Hồ luôn đoàn kết, cán bộ, chiến sĩ bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ, thương yêu giúp đỡ nhau, trên dưới đồng lòng thống nhất ý chí và hành động. Với đồng đội, đồng chí, bộ đội Cụ Hồ đoàn kết thương yêu như ruột thịt, đồng cam cộng khổ, chia ngọt sẻ bùi. Tình đoàn kết trong nội bộ quân đội được xây dựng trên tình thương yêu giai cấp, tình đồng chí, đồng đội, cùng chung lý tưởng và mục đích chiến đấu. Đó là tình cảm "Phụ tử chi binh", trên dưới một lòng, sống chết có nhau, vui buồn có nhau, đoàn kết hiệp đồng, lập công tập thể. Cán bộ chăm lo mọi mặt cho chiến sĩ; cấp dưới tôn trọng, phục tùng mệnh lệnh cấp trên, chiến sĩ tin cậy, bảo vệ cán bộ. Trên dưới đồng lòng, toàn quân thành một khối vững chắc thống nhất ý chí và hành động vì mục đích chung của cách mạng, của quân đội, của đơn vị và sự tiến bộ của mỗi người.
  161. Bộ đội Cụ Hồ có truyền thống tốt đẹp là kỷ luật tự giác nghiêm minh. Truyền thống đó được thể hiện ở tính tự giác cao trong thực hiện nhiệm vụ, chức trách của mỗi quân nhân, trong chấp hành chỉ thị, mệnh lệnh của cấp trên ở bất kỳ điều kiện nào. Quân đội ta đã rèn luyện, xây dựng được nếp sống có kỷ luật, trở thành thói quen khi thực hiện nhiệm vụ và ý thức đấu tranh kiên quyết để chống mọi hành vi vô tổ chức, vô kỷ luật. Điều đó trở thành lối sống cao đẹp của bộ đội Cụ Hồ.
  162. Bộ đội Cụ Hồ luôn có tinh thần độc lập tự chủ, tự lực, tự cường, cần kiệm xây dựng quân đội, xây dựng đất nước, tôn trọng và bảo vệ của công. Từ khi ra đời với “gậy tầm vông, sung kíp”, bộ đội Cụ Hồ đã vượt qua mọi khó khăn, gian khổ, vừa chiến đấu, vừa xây dựng, không ngừng lớn mạnh và trưởng thành. Đó là tinh thần chắt chiu, cần kiệm, thực hiện “mỗi viên đạn một quân thù”, “cướp súng giặc giết giặc”, coi vũ khí trang bị cơ sở vật chất kĩ thuật của Nhà nước, của quân đội như tài sản của chính mình; tích cực lao động, tăng gia sản xuất, xây dựng kinh tế nâng cao đời sống; lao động sáng tạo, có kĩ thuật, có kỉ luật, đạt năng suất, chất lượng, hiệu quả cao; có ý thức tôn trọng, bảo vệ của công, tiết kiệm sức người, sức của, kiên quyết chống tham ô, lãng phí, chống tham nhũng. Ngày nay, truyền thống đó càng được phát huy trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

comments powered by Disqus