Soạn bài Trao đổi về một vấn đề mà em quan tâm| Văn 7 kết nối tri thức


SUBMITTED BY: onthidgnl

DATE: July 29, 2024, 9:04 a.m.

FORMAT: Text only

SIZE: 11.8 kB

HITS: 135

  1. Bài học "Trao đổi về một vấn đề mà em quan tâm" là cơ hội để mỗi học sinh chia sẻ suy nghĩ, quan điểm và ý kiến cá nhân về một vấn đề mà mình quan tâm. Dưới đây là tài liệu soạn bài Soạn bài Trao đổi về một vấn đề mà em quan tâm| Văn 7 kết nối tri thức do VUIHOC cung cấp nhằm giúp học sinh nắm được nội dung chính của bài, dễ dàng chuẩn bị bài và soạn văn 7.
  2. Soạn bài Trao đổi về một vấn đề mà em quan tâm| Văn 7 kết nối tri thức
  3. Mục lục bài viết
  4. Soạn bài Trao đổi về một vấn đề mà em quan tâm
  5. 1. Bài tham khảo 1.
  6. 2. Bài tham khảo 2
  7. Soạn bài Trao đổi về một vấn đề mà em quan tâm
  8. Đề bài: Câu chuyện của các bạn nhỏ trong hai văn bản “Bầy chim chìa vôi” và “Đi lấy mật” chắc hẳn gợi cho em nhiều suy nghĩ và cảm xúc về thế giới tuổi thơ. Từ thực tế cuộc sống của mình và từ những điều học hỏi được qua sách báo, phương tiện nghe nhìn, em hãy trao đổi với các bạn về một vấn đề mà em quan tâm.
  9. 1. Bài tham khảo 1.
  10. Kính chào thầy cô và các bạn. Tôi tên là............học sinh lớp.........trường.........
  11. Câu chuyện của các bạn nhỏ trong hai văn bản “Bầy chim chìa vôi” và “Đi lấy mật” đã gợi cho tôi nhiều suy nghĩ và cảm xúc về thế giới tuổi thơ. Từ thực tế cho thấy trong cuộc sống hiện nay, cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin, trẻ em được tiếp cận với các sản phẩm công nghệ từ rất sớm như là: Ipad, tivi, Smartphone, máy tính, ... Chúng ta rất dễ dàng để bắt gặp những bạn nhỏ đã có thể sử dụng thành thạo điện thoại, laptop, ipad, ... các em ngoan ngoãn ngồi chơi hàng tiếng đồng hồ không làm phiền bố mẹ. Một câu hỏi được đặt ra đã thu hút sự quan tâm của rất nhiều bậc phụ huynh đó là: "Trẻ em tiếp xúc với công nghệ: Nên hay Không nên?". Hãy trao đổi cùng với tôi để tìm hiểu và giải đáp thắc mắc trên nhé!
  12. 1. Đầu tiên, chúng ta hãy cùng bàn đến lợi ích và tác hại của các thiết bị công nghệ:
  13. Lợi ích của các thiết bị công nghệ:
  14. Công nghệ ngày nay có sự tiến bộ rất nhiều, nó xuất phát từ những thành công trong nghiên cứu khoa học – kỹ thuật đã giúp cho các thế hệ trẻ ngày một tiếp cận với những thành tựu công nghệ.
  15. Những sản phẩm công nghệ cao ngày nay như laptop, điện thoại thông minh thế hệ mới với vô cùng nhiều tính năng vượt trội, các nguồn thông tin và cả các kiến thức từ các trang web công nghệ trên Internet, …luôn tạo ra được sự phấn khích tò mò cho trẻ nhỏ. Từ đó làm tiền đề cho sự phát triển khả năng tư duy và sáng tạo hơn cho các bạn nhỏ trong quá trình học tập. Chính vì thế mà hiện nay, trên thị trường xuất hiện rất nhiều thiết bị công nghệ với những ứng dụng học tập bổ ích và thú vị giúp trẻ tiếp thu kiến thức một cách dễ dàng, nhanh chóng. Nhiều trường mầm non và tiểu học trên thế giới đã sử dụng iPad làm công cụ, như một phần của chương trình giảng dạy, tạo điều kiện để học sinh tiếp thu kiến thức tốt hơn. Do vậy mà công nghệ phát triển đã góp phần nâng cao hiệu quả hơn cho ngành giáo dục.
  16. Tác hại của các thiết bị công nghệ:
  17. - Ảnh hưởng trực tiếp đến tâm lý, tính cách: Các bé thường hay bị thu hút sự chú ý bởi các thiết bị công nghệ, vậy nên cha mẹ thường hay có thói quen chiều con, cho con sử dụng máy tính, điện thoại hoặc ipad để chúng đỡ đòi hỏi và ngoan ngoãn nghe lời hơn. Thế nhưng, chính việc này lại gây nên ảnh hưởng xấu cho các bé vì mỗi lần các con "ăn vạ" thì bố mẹ lại lấy điện thoại ra để dỗ dành con. Khi đó, các bé sẽ sinh ra tâm lí thích đòi hỏi và các con sẽ luôn nghĩ rằng chỉ cần cứ giận dỗi là bố mẹ sẽ cho sử dụng điện thoại. Bên cạnh đó, việc bố mẹ cho con dùng đồ công nghệ quá thường xuyên sẽ khiến cho các bé sinh ra một tâm lí “gây nghiện” khó bỏ. Đặc biệt là hiện nay có rất nhiều ứng dụng trò chơi bạo lực, nội dung thiếu tính lành mạnh, gây cho trẻ tính cách nóng nảy và khiến các bé dễ dàng bắt chước theo, ảnh hưởng không tốt đến tư tưởng của các bé.
  18. - Ảnh hưởng đến sức khỏe: Khi trẻ dành nhiều thời gian để chơi video game, sử dụng máy tính liên tục, không chịu vận động thể thao sẽ dẫn đến tình trạng ngày càng trở nên lì hơn khi ngồi hàng giờ trước các sản phẩm công nghệ. Bên cạnh đó, nó còn làm giảm thị lực khi trẻ xem phim, chơi điện tử trên điện thoại, ipad quá nhiều, giảm khả năng linh hoạt của tay. Trẻ sẽ chỉ tập trung vào ngón trỏ và cái để lướt web, do vậy mà các ngón khác sẽ không được hoạt động đều. Không chỉ vậy, thói quen này còn gây nên nguy cơ béo phì, khó ngủ và thậm chí là trầm cảm sẽ ngày càng tăng cao hơn do ngồi lì một chỗ, lười vận động, sức khỏe của trẻ sẽ bị giảm sút một cách nhanh chóng.
  19. - Ảnh hưởng đến khả năng phát triển ngôn ngữ: Việc phụ thuộc quá nhiều vào các thiết bị công nghệ sẽ khiến cho các bạn nhỏ không dành thời gian trò chuyện, tương tác với mọi người xung quanh. Điều này dẫn đến việc các bé sẽ ngại giao tiếp, phản xạ kém, thiếu tự tin, khó khăn trong việc giải quyết các tình huống giao tiếp thông thường.
  20. >> Xem thêm: Soạn văn 7 kết nối tri thức
  21. 2. Thứ hai, chúng ta hãy cùng đưa ra các giải pháp khắc phục cho tình trạng:
  22. Các thiết bị công nghệ đã cung cấp nhiều lợi ích cho con người và xã hội, nhưng chúng ta cũng nhận thấy rằng công nghệ mang lại một số tiêu cực không mong muốn mà chính người lớn chúng ta cần phải giám sát, giải thích cặn kẽ để giúp cho trẻ có cái nhìn tốt hơn và định hướng tới những mặt tốt hơn trong cuộc sống.
  23. - Cần xác định được thời gian cho trẻ dùng thiết bị công nghệ mỗi ngày: Một ngày sử dụng không quá 2 tiếng. Bên cạnh đó, người lớn cần phân bổ thời gian hợp lý đến giấc ngủ, các hoạt động ăn uống, học tập và tập thể dục…của trẻ!
  24. - Đừng cấm, thay vào đó hãy đưa ra những lựa chọn: Hãy cho trẻ xem nhưng có giới hạn thời gian và sau đó bạn có thể cho trẻ đi chơi thể thao, chơi đồ chơi thông minh hay đọc sách …và chính những niềm vui đó sẽ khiến cho bé thấy được niềm đam mê khác để có thể thay thế được việc suốt ngày cắm đầu vào thiết bị công nghệ!
  25. - Hãy thay đổi chính mình: Chính bố mẹ hãy là tấm gương cho con và từ đó trẻ sẽ luyện tập cho mình những thói quen tốt hơn khi ở cùng gia đình! Ngoài việc đi làm, bố mẹ nên dành nhiều thời gian để lắng nghe, chia sẻ, chơi cùng con, đưa con ra ngoài để tạo cơ hội được khám phá thế giới xung quanh, biết thêm nhiều điều mới lạ. Việc khám phá những điều bổ ích khác sẽ giúp con giảm bớt thời gian sử dụng các sản phẩm công nghệ. Bên cạnh việc phát triển tư duy, phát triển ngôn ngữ cho các bạn trẻ thông qua các thiết bị công nghệ, thì việc giúp con tiếp cận với các sản phẩm đồ chơi thông minh hoặc đọc sách cùng con cũng đang là sự lựa chọn của rất nhiều phụ huynh.
  26. Cuối cùng, thông qua bài trao đổi này, tôi hy vọng các bậc phụ huynh sẽ có cái nhìn tổng quát và đưa ra cách xử lí sáng suốt hơn trong việc cho con sử dụng các sản phẩm công nghệ để từ đó đưa ra lựa chọn phù hợp trong quá trình giáo dục, phát triển thể chất, trí tuệ, tâm hồn của trẻ nhỏ.
  27. Cảm ơn thầy cô và các bạn đã chú ý lắng nghe. Tôi rất vinh hạnh nếu được nghe sự chia sẻ của thầy cô và các bạn vấn đề khác mà mọi người quan tâm.
  28. Lộ trình khóa học DUO dành riêng cho cấp THCS sẽ được thiết kế riêng cho từng em học sinh, phù hợp với khả năng của các em cũng như giúp các em từng bước tăng 3 - 6 điểm trong bài thi của mình.
  29. 2. Bài tham khảo 2
  30. Kính chào thầy cô và các bạn. Tôi tên là............học sinh lớp.........trường.........
  31. Câu chuyện về các bạn nhỏ trong hai văn bản "Bầy chim chìa vôi" và "Đi lấy mật" đã khơi gợi trong tôi nhiều suy nghĩ và cảm xúc về thế giới tuổi thơ. Những tình bạn đẹp đẽ, những trò chơi hồn nhiên và lòng yêu thiên nhiên của các bạn nhỏ đã để lại cho tôi ấn tượng sâu sắc. Tuy nhiên, bên cạnh những điều tốt đẹp, tôi cũng trăn trở về vấn đề bảo vệ môi trường và trách nhiệm của học sinh trong việc gìn giữ và phát triển môi trường sống.
  32. Đầu tiên, hãy cùng tìm hiểu về thực trạng môi trường hiện nay:
  33. Môi trường sống là nơi cung cấp cho con người không khí để thở, nước để uống, thức ăn để ăn và vô số những tài nguyên thiên nhiên khác. Tuy nhiên, môi trường hiện nay đang phải đối mặt với nhiều nguy cơ ô nhiễm do hoạt động của con người. Ô nhiễm nguồn nước: Rác thải sinh hoạt, hóa chất nông nghiệp, nước thải công nghiệp,...đang ngày càng gia tăng, xâm nhập vào nguồn nước, gây ô nhiễm nguồn nước sinh hoạt và nguồn nước cho tưới tiêu. Ô nhiễm không khí: Khí thải từ các nhà máy, phương tiện giao thông, hoạt động đốt rẫy,...đang khiến cho bầu không khí ngày càng ô nhiễm, gây ra nhiều bệnh về đường hô hấp và các vấn đề sức khỏe khác. Ô nhiễm đất: Rác thải sinh hoạt, hóa chất nông nghiệp, phân bón hóa học,...đang tích tụ trên đất, làm cho đất đai trở nên cằn cỗi, giảm năng suất cây trồng và ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Biến đổi khí hậu: Do hiệu ứng nhà kính, Trái Đất đang nóng lên nhanh chóng, dẫn đến nhiều hiện tượng thời tiết cực đoan như bão, lũ lụt, hạn hán,...gây thiệt hại nặng nề về người và tài sản.
  34. Thứ hai, hậu quả của ô nhiễm môi trường:
  35. Ô nhiễm môi trường đang gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng cho con người và các loài sinh vật trên Trái Đất. Vấn đề này ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Ô nhiễm môi trường là nguyên nhân dẫn đến nhiều bệnh tật như ung thư, tim mạch, hô hấp,...đặc biệt là đối với trẻ em và người già. Bên cạnh đó, nó còn gây ra sự biến đổi khí hậu. Biến đổi khí hậu dẫn đến nhiều hiện tượng thời tiết cực đoan như bão, lũ lụt, hạn hán,...gây thiệt hại nặng nề về người và tài sản. Ô nhiễm môi trường cũng gây mất cân bằng hệ sinh thái, nó làm cho nhiều loài động thực vật bị tuyệt chủng, ảnh hưởng đến sự đa dạng sinh học và hệ sinh thái trên Trái Đất. Không chỉ vậy, nó còn gây ảnh hưởng đến nền kinh tế, làm giảm năng suất cây trồng, vật nuôi, ảnh hưởng đến du lịch và các ngành kinh tế khác.
  36. Thứ ba, trách nhiệm của học sinh trong việc bảo vệ môi trường:
  37. - Là những học sinh, chúng ta có trách nhiệm to lớn trong việc bảo vệ môi trường. Chúng ta cần nâng cao ý thức về bảo vệ môi trường bằng cách thực hiện những hành động thiết thực như tiết kiệm điện nước: Tắt đèn, quạt khi không sử dụng. Sử dụng các thiết bị tiết kiệm điện; Tắt vòi nước khi đánh răng, rửa mặt; Tái sử dụng nước rửa rau, nước vo gạo để tưới cây,... Bên cạnh đó, hãy hạn chế sử dụng túi nilon. Thay vì sử dụng túi nilon, hãy dùng các loại túi đựng thay thế như túi vải, túi giấy. Phân loại rác thải đúng cách; Tham gia các hoạt động trồng cây xanh, bảo vệ rừng,... Nâng cao ý thức tuyên truyền, giáo dục về bảo vệ môi trường: Chia sẻ kiến thức về bảo vệ môi trường cho bạn bè, gia đình và cộng đồng; Tham gia các hoạt động tuyên truyền, giáo dục về bảo vệ môi trường tại trường học và địa phương.
  38. - Bên cạnh những hành động thiết thực trên, tôi cũng muốn chia sẻ thêm một số suy nghĩ của mình: Giáo dục về bảo vệ môi trường cần được chú trọng hơn. Cần đưa nội dung giáo dục về bảo vệ môi trường vào chương trình học chính thức của nhà trường; Tổ chức các hoạt động ngoại khóa, hội thi về bảo vệ môi trường cho học sinh; Khuyến khích học sinh tham gia các câu lạc bộ về bảo vệ môi trường. Cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường và xã hội: Gia đình cần giáo dục con em về ý thức bảo vệ môi trường ngay từ nhỏ.
  39. Cuối cùng, bảo vệ môi trường là một vấn đề cấp bách cần được giải quyết. Mỗi học sinh cần ý thức được trách nhiệm của bản thân và hành động ngay từ hôm nay để bảo vệ môi trường sống của chính mình và thế hệ mai sau. Hãy chung tay xây dựng một Trái Đất xanh - sạch - đẹp!
  40. Cảm ơn thầy cô và các bạn đã chú ý lắng nghe. Tôi rất vinh hạnh nếu được nghe sự chia sẻ của thầy cô và các bạn vấn đề khác mà mọi người quan tâm.
  41. https://vuihoc.vn/tin/thcs-soan-bai-trao-doi-ve-mot-van-de-ma-em-quan-tam-van-7-ket-noi-tri-thuc-3746.html

comments powered by Disqus