Ở đây, họ đáng khen ở chỗ có sức tưởng tượng cao nhưng có phần không tướng và hơi nghiêng về văn hoá tinh thần hơn là văn hoá vật chất. Nhiều kiến trúc trẻ hành nghề tự do, làm việc cho một công ty con hoặc trung bình nào đó hoặc hình thành các nhóm thiết kế trẻ, nhiều tác phẩm đã thế hiện sự táo bạo nhưng một số cũng hơi “liều lĩnh”. Tuy vậy, nếu “dám” rút kinh nghiệm, thế hệ kiến trúc sư này sẽ tiến rất nhanh vì họ có điều kiện làm nhiều và có điều kiện thế nghiệm phong phú. Ba thế hệ kiến trúc sư nước ta đến nay tống số đã lên đến 5500 người trong 50 nãm qua, đã là ba thế hệ nối tiếp nhau xây dựng nền kiến trúc Việt Nam 1945 – 1995, ba thực thể này không thiếu được nhau và cần luôn luôn bổ trợ cho nhau. Đó là chưa kể thế hệ sinh viên – kiến trúc sư đang còn học ở các trường đại học đang cần một sự đầu tư nhiều mặt như thế nào đê cái cây kiến trúc Việt Nam phát triển lành mạnh, mai đây trở thành một cây đại thụ sum suê. Tác giả bài này mong rằng có thể trở lại các đề tài này một cách sâu sắc hơn, bài bản hơn và giàu luận cứ khoa học hơn. Mong các bạn thông cảm là trong khuôn khổ một bài nghiên cứu ngắn không thể đề cập đến một cách đầy đủ các phong cách, các bình diện, các địa bàn, và rất nhiều cá nhân kiến trúc sư đáng nói đến và đáng bàn đến.