t3


SUBMITTED BY: kingkong001

DATE: Sept. 22, 2016, 3:12 p.m.

FORMAT: Text only

SIZE: 1.4 kB

HITS: 2000

  1. Đề tài: khái niệm chỉ loại các hiện tượng đời sống được miêu tả, phản ánh trực tiếp trong sáng tác văn học. Đề tài là phương diện khách quan của nội dung tác phẩm.
  2. Chủ đề: Vấn đề cơ bản, vấn đề trung tâm được tác giả nêu lên, đặt ra qua nội dung cụ thể của tác phẩm văn học.
  3. Tư tưởng tác phẩm văn học: Nhận thức, lí giải và thái độ đối với toàn bộ nội dung cụ thể sống động của tác phẩm văn học, cũng như những vấn đề nhân sinh đặt ra ở trong đó.
  4. Nhân vật văn học: Con người cụ thể được miêu tả trong tác phẩm văn học. Nhân vật văn học có thể có tên riêng hoặc không có tên riêng. Khái niệm nhân vật văn học có khi được sử dụng như một ẩn dụ, không chỉ một con người cụ thể nào cả, mà chỉ một hiện tượng nổi bật náo đó trong tác phẩm. Chẳng hạn có thể nói: nhân dân là nhân vật chính trong "Đất nước đứng lên" của Nguyên Ngọc.
  5. Kết cấu: là toàn bộ tổ chức phức tạp và sinh động của tác phẩm. Cần phân biệt bố cục và kết cấu của tác phẩm. Thuật ngữ bố cục nhằm chỉ sự sắp xếp, phân bố các chương đoạn, các bộ phận của tác phẩm theo một trình tự nhất định. Thuật ngữ kết cấu thể hiện một nôi dung rộng rãi phức tạp hơn. Tổ chức tác phẩm không chỉ giới hạn ở sự tiếp nối bề mặt, ở những tương quan bên ngoài giữa các bộ phận, chương đoạn mà còn bao hàm sự liên kết bên trong, nghệ thuật kiến trúc nội dung cụ thể của tác phẩm. Bố cục là một phương diện của kết cấu.
  6. Ngôn từ nghệ thuật:

comments powered by Disqus