Soạn bài Cải ơi - Sách kết nối tri thức
Hướng dẫn soạn bài Cải ơi chi tiết. Ngoài ra, trong bài viết này VUIHOC cũng sẽ cung cấp cho các bạn khái quát về một số hình thức nghệ thuật xuất sắc cùng phương pháp giải một số câu hỏi trong sách giáo khoa để các bạn có thể nắm chắc kiến thức, cùng theo dõi VUIHOC nhé!
Soạn bài Cải ơi - Sách kết nối tri thức
Mục lục bài viết
Soạn bài Cải ơi : Nội dung chính
Soạn bài Cải ơi: Trả lời câu hỏi
2.1 Câu 1: So sánh trật tự của các sự kiện trong câu chuyện và trong truyện kể (mạch truyện) và nhận xét về hiệu quả nghệ thuật của cách tổ chức truyện kể.
2.2 Câu 2: Đặc điểm của người kể chuyện trong truyện: ngôi kể, quan hệ và thái độ của người kể chuyện đối với các nhân vật.
2.3 Câu 3: Hệ thống điểm nhìn trong tác phẩm (người kể chuyện chủ yếu trần thuật theo điểm nhìn của mình hay của nhân vật, điểm nhìn bên trong hay bên ngoài chiếm ưu thế, từng điểm nhìn làm hé lộ những điều gì trong tâm lí nhân vật).
2.4 Câu 4: Chú ý sự cộng hưởng giữa lời của người kể chuyện và lời nhân vật trong truyện.
Soạn bài Cải ơi : Nội dung chính
Cải ơi là một tác phẩm được lấy trong tập truyện Cánh đồng bất tận sáng tác vào năm 2005 là tập truyện ngắn được cho là hay và đặc sắc nhất của tác giả Nguyễn Ngọc Tư. Văn bản Cải ơi kể về hành trình gian nan đi tìm con gái có tên “Cải” của người cha Năm ròng rã trong suốt thời gian 10 năm trời. Tuy rằng “Cải” chỉ là đứa con riêng của người vợ hai ông với người chồng đầu tiên, nhưng ông cũng hết lòng dành tình yêu thương và bảo vệ cho con bé. Do đã làm mất đi cặp trâu do nhà nuôi nên bé Cải đã bỏ nhà ra đi, người xung quanh thì đi đồn đoán rằng ông Năm đã độc ác rồi đi hại chết con bé sau đó đem đi giấu xác Cải ở một bãi đất hoang trống vắng. Vợ ông hay những người hàng xóm láng giềng đều không có niềm tin tưởng ở ông. Quá đau đớn và thất vọng vì bị mọi người ngờ vực, ông Năm đã quyết định lên đường để đi tìm bé Cải.
Soạn bài Cải ơi: Trả lời câu hỏi
2.1 Câu 1: So sánh trật tự của các sự kiện trong câu chuyện và trong truyện kể (mạch truyện) và nhận xét về hiệu quả nghệ thuật của cách tổ chức truyện kể.
Lời giải chi tiết:
Giống nhau: các sự kiện diễn ra đều bổ túc cho nhau, góp phần tạo nên được sự hấp dẫn mới mẻ cho câu chuyện.
Khác nhau:
Các sự kiện ở trong truyện diễn ra không theo bất kỳ một trình tự nào mà khá là hỗn loạn, lúc thì đang ở quê, lúc thì lại ở đoàn ca múa nhạc, lại nhớ về quê, kể lại hoàn cảnh hiện tại của Năm nhỏ và sau đó là hành trình tìm kiếm Năm nhỏ, nhớ lại về quá khứ rồi sau đó lại quay về với thực tại.
Các sự kiện ở trong câu chuyện lại xuất hiện rất hợp lý. Truyện đã kể về hành trình đầy gian nan, vất vả để đi tìm cô con gái tên Cải của ông Năm nhỏ sau khi bỏ nhà đi từ nhỏ, sau một lần bé làm mất cặp trâu và vì quá sợ hãi mà đã quyết định bỏ trốn. Ông Năm đã bị dân làng đồn đại rằng là không phải ba ruột của bé Cải nên đã đối xử tàn ác với con bé và có những người còn nghĩ ra rằng là ông Năm đã giết chết con bé rồi chôn xác ở một chỗ đất nào đó rồi. Và sau 12 năm vất vả tìm kiếm người con thì cuối cùng ông cũng đã tìm thấy người con gái mất tích của mình.
Cách kể chuyện tuy không tuân theo một trình tự nhất định nào nhưng cũng vì chính điều đó nên đã làm cho câu chuyện bắt đầu trở nên thú vị và độc đáo hơn nữa. Tạo ra được sự tò mò cho nhiều người đọc khi tác giả liên tục xoay và chuyển cảnh của câu chuyện, đang đi tìm rồi lại tự nhiên nhắc đến câu chuyện ở quê rồi sau đó lại quay lại, liên tục xoay chuyển và không tuân theo một trình tự nhất định nào.
Cách kể chuyện như vậy cũng đã làm nổi bật lên được hình ảnh của người cha vất vả ngày đêm đi tìm kiếm con gái của mình, từng nỗi mong mỏi, khao khát và tình yêu thương con gái vô bờ bến của người cha nuôi dành cho, chỉ có một điều duy nhất trong suy nghĩ rằng nhất định phải tìm được con, đó chính là người con gái của mình. Chính bằng cách kể này đã đưa những người đọc đi hết từ cung bậc cảm xúc này cho tới cung bậc cảm xúc khác và cũng phải rưng rưng nước mắt xúc động trước thứ tình cảm bao la không thể đong đếm được mà người cha ấy dành cho con gái.
https://vuihoc.vn/tin/thpt-soan-bai-cai-oi-sach-ket-noi-tri-thuc-2198.html