“Lời tiễn dặn“ Văn 11 Sách Cánh diều + chân trời sáng tạo + kết nối tri thức là một truyện thơ nổi tiếng trong kho tàng truyện thơ các dân tộc thiểu số. Nhằm giúp các em học sinh nắm được bài học một cách dễ dàng hơn, bài viết dưới đây VUIHOC trình bày đầy đủ nội dung chính quan trọng nhất về tác phẩm này.
Soạn bài lời tiễn dặn - Văn 11 Cánh diều + chân trời sáng tạo + kết nối tri thức
Mục lục bài viết
1. Soạn bài lời tiễn dặn (sách cánh diều): Phần đọc hiểu
1.1 Câu 1: Chú ý tâm trạng của chàng trai và cô gái qua lời đối thoại.
1.2 Câu 2: Điều gì đã xảy ra với cô gái khi ở nhà chồng?
1.3 Câu 3: Những biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng để thể hiện tâm trạng của chàng trai?
2. Soạn bài lời tiễn dặn (sách cánh diều): Trả lời câu hỏi
2.1 Câu 1 trang 19 SGK Văn 11/1 cánh diều:
2.2 Câu 2 trang 19 SGK Văn 11/1 cánh diều:
2.3 Câu 3 trang 19 SGK Văn 11/1 cánh diều:
2.4 Câu 4 trang 19 SGK Văn 11/1 cánh diều:
2.5 Câu 5 trang 19 SGK Văn 11/1 cánh diều:
2.6 Câu 6 trang 19 SGK Văn 11/1 cánh diều:
3. Soạn bài lời tiễn dặn (sách chân trời sáng tạo)
3.1 Trả lời câu hỏi trước khi đọc.
3.2 Trả lời câu hỏi đọc hiểu văn bản
3.3 Trả lời câu hỏi sau khi đọc
4. Soạn bài lời tiễn dặn (sách Kết nối tri thức)
4.1 Trả lời câu hỏi trước khi đọc
4.2 Trả lời câu hỏi trong khi đọc
4.3 Trả lời câu hỏi sau khi đọc
1. Soạn bài lời tiễn dặn (sách cánh diều): Phần đọc hiểu
1.1 Câu 1: Chú ý tâm trạng của chàng trai và cô gái qua lời đối thoại.
Trả lời:
Tâm trạng của chàng trai qua lời đối thoại:
Xót xa, đau khổ khi phải tiễn người mình yêu về nhà chồng.
Lưu luyến không nỡ rời xa, muốn đi cùng người yêu về đến tận nhà chồng.
Tuyệt vọng vì không còn hi vọng và không còn được ở bên người yêu.
Chấp nhận với thực tại và muốn rời đi.
Tâm trạng của cô gái qua lời đối thoại:
Đau buồn, không muốn chàng trai rời đi.
Hi vọng chàng trai vẫn còn đợi mình.
Thể hiện niềm nhớ thương và tình yêu sâu sắc mà hai người luôn dành cho đối phương dù có xa nhau.
Day dứt đau khổ, đắng cay như muốn bám víu trong sự vô vọng.
Sự quyết tâm đoàn tụ của cả hai người.
⇒ Qua đó ta có thể thấy tình yêu của chàng trai là một tình yêu tha thiết, thủy chung, nhưng phải đau đớn xót xa khi nhìn người mình yêu đi lấy chồng. Còn cô gái phải mang theo nỗi lòng đầy khắc khoải và tâm trạng đau khổ, bồn chồn, đắng cay như muốn bám víu trong sự vô vọng phải đi lấy chồng. Cuối cùng họ vẫn hẹn ước với nhau sẽ đợi chờ đến ngày được đoàn tụ dù có phải trải qua thời gian bao lâu.
1.2 Câu 2: Điều gì đã xảy ra với cô gái khi ở nhà chồng?
Trả lời:
Khi ở nhà chồng, cô gái đã bị bạo lực gia đình: Bị bố mẹ chồng ghét, họ sai con trai đánh đập. Mặc dù lúc đầu người chồng còn không nỡ đánh do chưa đánh ai bao giờ, nhưng sau đó đứng trước áp lực của bố mẹ, người chồng đã đánh đập cô một cách dã man.
1.3 Câu 3: Những biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng để thể hiện tâm trạng của chàng trai?
Trả lời:
Biện pháp tu từ điệp ngữ được sử dụng để thể hiện tâm trạng của chàng trai.
“Vừa đi vừa ngoảnh lại
Vừa đi vừa ngoái trông
…
Chết ba năm hình còn treo đó
Chết thành sông, vục nước uống mát lòng…
Chết thành hồn, chung một mái, song song.
…
Yêu nhau, yêu trọn đời gỗ cứng
Yêu nhau, yêu trọn kiếp đến già.”
Cùng với biện pháp so sánh: “lời đã trao thương” – Như bán trâu ngoài chợ, như thu lúa muôn bông”, “lòng ta thương nhau như trăm lớp nghìn trùng”.
⇒ Chàng trai đã bộc lộ nỗi niềm xót xa thương cảm đối với nỗi đau của cô gái mà anh yêu. Từ nỗi thương xót, trong lòng chàng trai bật lên ý chí quyết tâm đưa người yêu về đoàn tụ với mình để được sống vui vẻ, hạnh phúc.
https://vuihoc.vn/tin/thpt-soan-bai-loi-tien-dan-van-11-canh-dieu-chan-troi-sang-tao-ket-noi-tri-thuc-2204.html