Soạn bài Tóm tắt văn bản theo những yêu cầu khác nhau về độ dài| Văn 7 kết nối tri thức


SUBMITTED BY: onthidgnl

DATE: July 29, 2024, 9:04 a.m.

FORMAT: Text only

SIZE: 11.4 kB

HITS: 153

  1. Bạn đang loay hoay với việc tóm tắt văn bản theo yêu cầu độ dài khác nhau trong môn Ngữ văn 7? Đừng lo lắng, bài viết này chính là chìa khóa giúp bạn chinh phục mọi dạng đề thi về kỹ năng tóm tắt! Dưới đây là Soạn bài Tóm tắt văn bản theo những yêu cầu khác nhau về độ dài trong chương trình văn 7 tập 1 kết nối tri thức.
  2. Soạn bài Tóm tắt văn bản theo những yêu cầu khác nhau về độ dài| Văn 7 kết nối tri thức
  3. Mục lục bài viết
  4. 1. Soạn bài Tóm tắt văn bản theo những yêu cầu khác nhau về độ dài: Phân tích bài tham khảo
  5. 2. Soạn bài Tóm tắt văn bản theo những yêu cầu khác nhau về độ dài: Thực hành
  6. 2.1 Tóm tắt văn bản “Bài học đường đời đầu tiên”
  7. 2.2 Tóm tắt văn bản “Bánh chưng, bánh giầy”
  8. 2.3 Tóm tắt văn bản “Đi lấy mật”
  9. 2.4 Tóm tắt văn bản “Bầy chim chìa vôi”
  10. 2.5 Tóm tắt văn bản “Bức tranh của em gái tôi”
  11. 1. Soạn bài Tóm tắt văn bản theo những yêu cầu khác nhau về độ dài: Phân tích bài tham khảo
  12. Tóm tắt văn bản Sơn Tinh Thủy Tinh trong Ngữ văn 6, tập 2
  13. Trả lời:
  14. - Cả 2 văn bản tóm tắt tham khảo:
  15. + Đều phản ánh đúng được nội dung của văn bản gốc truyện “Sơn Tinh Thủy Tinh”
  16. + Trình bày được những ý chính và những điểm quan trọng: Vua Hùng Vương thứ 18 muốn kén rể cho con gái Mị Nương vô cùng xinh đẹp; cả Sơn Tinh, Thủy Tinh đều đến cầu hôn; cuộc giao tranh nổ ra giữa hai chàng, ….
  17. + Sử dụng các từ ngữ quan trọng có ở văn bản gốc: Vua Hùng Vương thứ mười tám, Mị Nương, Sơn Tinh, Thủy Tinh, lễ vật, cầu hôn, đánh nhau, ….
  18. + Đáp ứng được yêu cầu khác nhau về độ dài của văn bản tóm tắt: Văn bản thứ nhất dung lượng ngắn; Văn bản thứ 2 dung lượng dài hơn. Nhưng cả hai văn bản tóm tắt đều ngắn hơn so với văn bản gốc.
  19. >> Xem thêm: Soạn văn 7 kết nối tri thức
  20. 2. Soạn bài Tóm tắt văn bản theo những yêu cầu khác nhau về độ dài: Thực hành
  21. 2.1 Tóm tắt văn bản “Bài học đường đời đầu tiên”
  22. Mẫu 1:
  23. Văn bản “Bài học đường đời đầu tiên” kể về Dế Mèn là một chàng dế em út trong gia đình và được gia đình cho tự lập từ nhỏ. Nhờ chế độ ăn uống đầy đủ, điều độ mà Dế Mèn trở thành một thanh niên to cao, cường tráng. Dế Mèn thường xuyên dậy thật sớm để đào hàng đầy đủ mọi ngóc ngách, đường tắt, cửa sau để phòng khi có kẻ đến bắt nạt thì còn có đường thoát thân. Dế Mèn còn tham gia vào hầu hết các hoạt động của hàng xóm, tụ tập và hát ca. Nhưng cũng nhờ có thân hình cao to, cường tráng mà Dế Mèn trở nên có thái độ kiêu căng, coi thường hàng xóm. Cậu cho rằng ai cũng sợ mình nên càng ngày tỏ ra kiêu ngạo. Chính vì cái tính kiêu ngạo đó mà Dế Mèn phải thấm thía một bài học đầu đời. Dế Mèn có một chú dế hàng xóm tên là Dế Choắt, vì sinh ra đã ốm yếu nên Dế Choắt luôn bị Dế Mèn ức hiếp và bắt nạt. Một hôm nọ, Dế Mèn trêu chọc chị Cốc rồi nhanh chân chạy vào hang sâu để trốn, tai họa bỗng nhiên ập đến với Dế Choắt khi chị nhầm tưởng Dế Choắt là người trêu chọc mình, chiếc mỏ nhọn giáng xuống thân hình yếu ớt của Dế Choắt khiến chú chịu không nổi và đã tắt thở. Chỉ vì lời trêu đùa của mình đã khiến cho Dế Choắt chết oan, Dế Mèn cảm thấy rất hối hận và tỏ ra hối lỗi. Đây cũng chính là bài học đường đời đầu tiên đầy thấm thía của Dế Mèn.
  24. Mẫu 2:
  25. Bởi biết ăn uống điều độ nên Dế Mèn đã trở thành một chàng dế rất cường tráng. Tuy nhiên cậu lại có tính tình kiêu căng và tự phụ, luôn nghĩ mình “là tay ghê gớm, có thể sắp đứng đầu thiên hạ”. Chính vì thế mà Dế Mèn dám cà khịa với tất cả mọi bà con trong xóm: quát mất chị Cào Cào, đá ghẹo anh Gọng Vó… Đặc biệt là với người hàng xóm Dế Choắt, trạc tuổi Dế Mèn nhưng vẻ ngoài lại “ốm yếu, gầy gò như gã nghiện thuốc phiện”. Trong một lần sang chơi, Dế Mèn đã lên tiếng chê bai ngôi nhà của Dế Choắt, lại từ chối giúp đỡ khi Choắt nhờ vả. Một lần nọ, Dế Mèn bày trò trêu chị Cốc nhưng lại khiến Dế Choắt bị liên lụy. Choắt bị chị Cốc hiểu lầm nên mổ đến kiệt sức. Trước khi chết, Dế Choắt khuyên Dế Mèn bỏ thói kiêu căng của mình. Dế Mèn cảm thấy vô cùng ân hận, đứng trước mộ của Dế Choắt và suy nghĩ về bài học đường đời đầu tiên.
  26. Mẫu 3:
  27. Dế Mèn được biết đến là một chú dế có vẻ đẹp cường tráng với đôi cánh rất rộng và cơ bắp cuồn cuộn. Cậu ta luôn tỏ ra rất là tự hào về bản thân và luôn luôn mỉa mai những người xung quanh cậu. Cậu cho rằng mình có sức khỏe nên không sợ bất kỳ một ai. Chính vì vậy, trong một lần vô tình Dế Mèn đã nảy ra ý định là sẽ trêu chọc chị Cốc. Chính những lời trêu chọc đó của Dế Mèn đã khiến chị ta vô cùng tức giận và chị nghĩ rằng người trêu mình là Dế Choắt- một người bạn hàng xóm của Dế Mèn. Chính sự đùa cợt đó đã khiến cho Dế Choắt mất mạng oan dưới tay của chị Cốc. Sự hy sinh của người hàng xóm đã khiến cho Dế Mèn rất buồn và thất vọng về bản thân. Cậu cảm thấy mình rất tệ khi đã khiến cho người bạn Dế Choắt của mình qua đời. Từ đó, Dế Mèn đã rút ra một bài học vô cùng đáng nhớ rằng mình phải sống tốt hơn không chỉ cho mình mà còn cho những người xung quanh nữa.
  28. 2.2 Tóm tắt văn bản “Bánh chưng, bánh giầy”
  29. Mẫu 1:
  30. Vua Hùng Vương thứ sáu muốn tìm một người thật tài đức trong số hai mươi người con trai để nối ngôi nên đã đưa ra điều kiện: không nhất thiết là con trưởng, ai có thể làm vừa ý nhà vua trong lễ Tiên vương sẽ được truyền ngôi. Các lang đua nhau sắm lễ thật ngon, thật hậu. Duy chỉ có Lang Liêu, người con trai thứ mười tám, rất buồn vì nhà nghèo, chàng chỉ quen với việc đồng áng, trồng khoai trồng lúa, không biết lấy đâu ra của ngon vật lạ làm lễ như những lang khác. Sau một đêm nằm mộng được một vị thần mách nước, chàng bèn lấy gạo nếp, đậu xanh và thịt lợn rồi làm thành hai thứ bánh, loại hình tròn, loại hình vuông để dâng lên vua cha. Vua thấy bánh vừa ngon, lại thể hiện được ý nghĩa sâu sắc nên đã lấy hai thứ bánh ấy lễ Trời, Đất và lễ Tiên vương. Vua đặt tên bánh hình tròn là bánh giầy, bánh hình vuông là bánh chưng và truyền ngôi cho Lang Liêu.
  31. Mẫu 2:
  32. Bánh chưng, bánh giầy là hai loại bánh truyền thống gắn liền với sự tích Lang Liêu. Vua Hùng thứ 6 muốn tìm người kế vị xứng đáng nên tổ chức thi tài năng. Lang Liêu, người con thứ 18, nhờ mộng báo và sự sáng tạo, đã làm ra hai loại bánh: bánh chưng hình vuông tượng trưng cho đất và bánh giầy hình tròn tượng trưng cho trời. Vua Hùng vô cùng hài lòng và truyền ngôi cho Lang Liêu. Bánh chưng, bánh giầy từ đó trở thành lễ vật cúng tế trong dịp Tết, thể hiện lòng biết ơn tổ tiên, sự hòa hợp âm dương và ước mong về một năm mới sung túc.
  33. 2.3 Tóm tắt văn bản “Đi lấy mật”
  34. Mẫu 1:
  35. Đoạn trích kể về một lần An cùng tía nuôi và Cò đi vào rừng U Minh lấy mật ong. Trên đường đi, An được chiêm ngưỡng vẻ đẹp hùng vĩ của thiên nhiên rừng U Minh: những cây tràm cao vút, tán lá um tùm, những con chim hót líu lo, những chú ong bay liệng,... Dưới sự hướng dẫn của tía nuôi và Cò, An đã học được cách tìm tổ ong mật và cách lấy mật an toàn. An cũng được thưởng thức mật ong rừng thơm ngon và cảm nhận được sự ngọt ngào của thiên nhiên. Chuyến đi lấy mật đã giúp An hiểu thêm về vẻ đẹp của thiên nhiên và ý nghĩa của việc bảo vệ môi trường. An cũng học hỏi được nhiều điều bổ ích từ những người đi trước.
  36. Mẫu 2:
  37. Văn bản “Đi lấy mật” kể về một cuộc hành trình khám phá đầy thú vị của cậu bé An trong khu rừng U Minh cùng với người cha nuôi và thằng Cò. Họ lên đường tiến vào trong khu rừng hoang sơ để lấy mật. Trong chuyến đi ấy, An đã được chiêm ngưỡng vẻ đẹp thú vị của cây cối, của con vật và của mây trời. Đặc biệt, cậu còn được cha nuôi và Cò chỉ cách có thể tìm thấy đường bay của con ong giữa rừng lá um tùm. Cũng nhờ có chuyến đi này mà những điều mẹ nuôi kể về cách thuần hóa loài ong đặc trưng của người dân chốn U Minh mới được sống lại và dễ hiểu hơn bao giờ hết.
  38. Khóa học DUO cung cấp cho các em nền tảng kiến thức vững chắc, bứt phá điểm 9+ trong mọi bài kiểm tra trên lớp.
  39. 2.4 Tóm tắt văn bản “Bầy chim chìa vôi”
  40. Mẫu 1:
  41. Vào một đêm nọ, anh em Mon và Mên trằn trọc không ngủ được vì lo lắng cho bầy chim chìa vôi, làm tổ ở bãi cát giữa sông. Trời mưa lớn khiến cho tổ chim chìa vôi ở dải cát giữa sông bị nhấn chìm. Sau một lúc trò chuyện, hai anh em quyết định sẽ ra bờ sông để đưa những chú chim vào bờ. Từ chiều qua, nước sông đã dâng lên nhanh hơn. Nước dâng lên đến đâu, chim bố và chim mẹ lại dắt bầy con tránh nước đến đó. Những chú chim nhảy đến phần cao nhất của dải cát, chúng nhảy lò cò trên những đôi chân mảnh dẻ chưa thật sự cứng cáp. Bỗng nhiên, có một con chim non đuối sức, nó rơi xuống như một chiếc lá. Chim mẹ đến gần rồi xòe đôi cánh lượn quanh đứa con và kêu lên như để cổ vũ cho nó. Lúc đôi chân mảnh dẻ và run rẩy của chim con chạm vào mặt sông thì đôi cánh của nó đập một nhịp quyết định, tấm thân bé bỏng của nó vụt bứt ra khỏi dòng nước rồi bay lên cao. Khi hai anh em Mon và Mên chứng kiến cảnh tượng đó, cả hai khóc đã lúc nào mà không biết.
  42. Mẫu 2:
  43. Câu chuyện “Bầy chim chìa vôi” là cuộc hội thoại và suy nghĩ của hai anh em Mên và Mon về tổ chim chìa vôi có thể bị nước sông nhấn chìm. Với tấm lòng nhân hậu, cả hai anh em quyết định ngay trong đêm sẽ đến tận nơi để giúp chúng, đưa chúng vào bờ trước con nước mạnh mẽ. Khi trời vừa sáng, cũng chính là lúc dải cát giữa sông bị nhấn chìm, những con chim chìa vôi nhỏ đã kịp cất cánh bay lên trong khoảnh khắc cuối cùng trước tầm nhìn của hai đứa trẻ. Khung cảnh bình minh cùng bầy chim chìa vôi đẹp đẽ đã khiến hai anh em Mon và Mên vừa vui mừng, vừa cảm động.
  44. 2.5 Tóm tắt văn bản “Bức tranh của em gái tôi”
  45. Mẫu 1:
  46. Câu chuyện “Bức tranh của em gái tôi” kể về hai anh em Kiều Phương (còn gọi là mèo) qua lời kể của người anh. Mèo là một cô bé rất hay nghịch ngợm nhưng lại có năng khiếu vẽ đặc biệt. Sau một thời gian theo dõi, đặc biệt là sau khi nghe chú Tiến Lê- một người bạn của bố khen tranh của em gái, người anh đã rơi vào trạng thái mặc cảm. Trạng thái tâm lý này khiến cho người anh thường gắt gỏng với Mèo mặc dù cô bé chẳng có tội tình gì. Nhưng thật bất ngờ, bức tranh đạt giải của Kiều Phương trong cuộc thi lại là bức tranh vẽ về người anh thân yêu của mình. Đứng trước bức tranh, người anh nhận ra tấm lòng nhân hậu của em gái và vô cùng hối hận vì đã có lúc mình đã đối xử không đúng với em.
  47. Mẫu 2:
  48. Nhà có hai anh em, Kiều Phương là em gái. Hai anh em rất quý mến nhau nên người anh đặt cho em biệt danh là "Mèo" và được em rất thích. Biết em lấy nhọ nồi và phẩm màu để tự chế thuốc vẽ nhưng anh cũng không mách mẹ. Em tinh nghịch, hay trêu anh thì anh cũng vui vẻ cho qua. Thế rồi, một hôm nọ, chú Tiến Lê, bạn của bố đến chơi và phát hiện Kiều Phương có năng khiếu đặc biệt về hội họa. Kể từ hôm đó, mọi người cố gắng tạo điều kiện cho Kiều Phương rèn luyện và phát triển khả năng. Thấy vậy, anh rất buồn vì cảm thấy mình bất tài. Tâm trạng ấy khiến người anh không thân thiện với em nữa, anh hay bắt bẻ em. Còn Kiều Phương vẫn hồn nhiên như trước kia. Cô bé được đi dự trại thi vẽ thiếu nhi quốc tế. Trước khi đi, Kiều Phương có vẻ xét nét anh hơn. Trong cuộc thi ấy, bức tranh của Kiều Phương đã được giải nhất. Kiều Phương mời cả anh lên nhận giải cùng mình. Trong phòng trưng bày tranh, người anh đã vô cùng "ngỡ ngàng, rồi đến hãnh diện, sau đó là xấu hổ" trước bức tranh em gái vẽ mình là người anh hoàn hảo. Anh đã hiểu ra rằng bức tranh ấy là tâm hồn và lòng nhân hậu của em gái.
  49. https://vuihoc.vn/tin/thcs-soan-bai-tom-tat-van-ban-theo-nhung-yeu-cau-khac-nhau-ve-do-dai-van-7-ket-noi-tri-thuc-3745.html

comments powered by Disqus