Khác với nhẫn kim cương, giá trị thật của một chiếc nhẫn Bitcoin nằm trong Blockchain chứ không phải nằm trên bản thân chiếc nhẫn.
Nếu như giá trị của một chiếc nhẫn kim cương nằm ở chính tính chất vật lý của nó thì giá trị của một chiếc nhẫn Bitcoin lại nằm trong Blockchain, Seb Neumayer - người sáng tạo và cũng là tiến sĩ kỹ thuật điện và khoa học máy tính trường Đại học MIT khẳng định như vậy. Neumayer cho biết điều này có nghĩa là về cơ bản thì chẳng có gì phải lo lắng nếu bạn đánh mất chiếc nhẫn quan trọng này bởi bạn hoàn toàn có thể tự in lại một chiếc khác.
Neumayer trước đó cũng đã tạo ra một ứng dụng đi kèm chiếc nhẫn Bitcoin của mình. Ông cho biết, ý tưởng cơ bản là để bất cứ ai cũng có thể quét mã QR trên nhẫn Bitcoin và biết được giá trị được lưu trữ trên chiếc nhẫn đó. Neumayer lập luận rằng một chiếc nhẫn kim cương có thể giúp phô trương sự giàu có của một người nhưng lại không thực sự tiết lộ mức giá bán của nó. Với nhẫn Bitcoin, mọi thứ rất minh bạch và rõ ràng, bất cứ ai cũng có thể quét mã QR in trên nhẫn của người khác để biết được giá trị ẩn giấu của chiếc nhẫn được tính bằng Bitcoin.
Để tránh hiện tượng một chiếc nhẫn có thể được sử dụng để tặng nhiều người khác nhau thì mỗi chiếc nhẫn sẽ chứa bia ký Blockchain được mã hóa riêng. Về cơ bản thì nó giống như khắc kỹ thuật số, cho phép bạn mã hóa thông điệp dưới dạng các Blockchain Bitcoin để đánh dấu nhẫn của bạn với nhẫn của người khác. Do đó, nếu chẳng may bạn đưa nhầm nhẫn cho ai đó thì họ sẽ nhận ra điều đó ngay lập tức.
Thay vì phải mang một chiếc nhẫn kim cương cồng kềnh trên tay và làm miếng mồi béo bở cho bọn cướp giật thì chiếc nhẫn Bitcoin thực sự là một lựa chọn an toàn. Nếu bạn chẳng may đánh mất nhẫn, bạn hoàn toàn có thể in lại một chiếc khác. Nếu ai đó đánh cắp nhẫn thì sao? Đừng lo lắng vì trên chiếc nhẫn không hề có chứa mật khẩu để có thể sử dụng ví Bitcoin.