onthidgnl


SUBMITTED BY: onthidgnl

DATE: March 20, 2024, 8:33 a.m.

FORMAT: Text only

SIZE: 9.8 kB

HITS: 269

  1. Soạn bài cõi lá - soạn văn 11 Chân trời sáng tạo
  2. Đỗ Phấn là một cây bút chuyên viết về những hình ảnh cuộc sống sinh hoạt đời thường của người dân. Và tác phẩm Cõi lá là một trong những tác phẩm tiêu biểu của nhà văn này thuộc chương trình Ngữ Văn 11. Bài viết dưới đây VUIHOC cùng các em soạn bài Cõi lá - soạn văn 11 Chân trời sáng tạo để có thể phần nào hiểu được nghệ thuật và nội dung một cách dễ dàng nhất.
  3. Soạn bài cõi lá - soạn văn 11 Chân trời sáng tạo
  4. Mục lục bài viết
  5. Soạn bài Cõi lá: Đôi nét về tác giả
  6. 1.1 Tiểu sử
  7. 1.2 Sự nghiệp văn học
  8. Soạn bài Cõi lá: Tác phẩm cõi lá
  9. 2.1 Thể loại, xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác
  10. 2.2 Bố cục
  11. 2.3 Tóm tắt tác phẩm
  12. Hướng dẫn soạn văn cõi lá - sách chân trời sáng tạo
  13. 3.1 Trả lời câu hỏi trước khi đọc bài
  14. 3.2 Trả lời câu hỏi trong bài
  15. 3.3 Trả lời câu hỏi sau khi đọc bài
  16. Soạn bài Cõi lá: Đôi nét về tác giả
  17. 1.1 Tiểu sử
  18. Tác giả Đỗ Phấn là một người họa sĩ vô cùng tài ba. Ông sinh vào năm 1956 tại Hà Nội, những bút pháp nghệ thuật trong tác phẩm của ông chứa đa dạng màu sắc, thể hiện sự tài hoa, những gam màu lạ thường cũng được ông khắc hoạ thông qua những hình ảnh đời sống về quá trình sinh hoạt của người dân ở Thủ đô, những ngày tháng ấy đã thấm nhuần trong tư tưởng của ông mỗi khi sáng tác tác phẩm.
  19. 1.2 Sự nghiệp văn học
  20. Nghệ thuật được sử dụng trong sáng tác của Đỗ Phấn ông thường viết về chủ đề những hình ảnh bình dị đời thường thông qua những trang vẽ của mình. Với bút pháp nghệ thuật hết sức tài hoa và độc đáo cùng những gam màu khác lạ thông qua việc khắc họa những hình ảnh đời thường của người dân, ngòi bút ấy trở nên nhẹ nhàng và đầy tinh tế
  21. Đỗ Phấn có rất nhiều tác phẩm nổi bật chủ yếu là khắc họa về thủ đô Hà Nội nơi mà ông đã gắn bó từ nhỏ, một số tác phẩm có thể kể tới như: Ngồi lê đôi mách với Hà Nội, Bánh mì, Chuông đồng hồ, Vòi nước công cộng,… những tác phẩm ấy đã làm cho người đọc có cái nhìn tổng quát nhất về cuộc sống và con người.
  22. Soạn bài Cõi lá: Tác phẩm cõi lá
  23. 2.1 Thể loại, xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác
  24. Thể loại của tác phẩm: Tản văn
  25. Cõi lá được in trong cuốn Hà Nội thì không có tuyết (thuộc NXB Trẻ vào năm 2013).
  26. Năm xuất bản của tác phẩm là vào tháng 3/2008.
  27. Tác phẩm Cõi lá của tác giả Đỗ Phấn đã được sáng tác ngay sau khi ông quay lại với những tác phẩm văn học của mình vào những năm 2005, tản văn chuyên viết về chủ đề thủ đô Hà Nội được người đọc yêu mến.
  28. 2.2 Bố cục
  29. Bố cục của tác phẩm bao gồm 6 đoạn:
  30. Đoạn 1: Dấu hiệu chuyển mùa từ mùa xuân sang mùa hạ của thủ đô Hà Nội
  31. Đoạn 2: Hình ảnh về thiên nhiên cùng với con người Hà Nội
  32. Đoạn 3: Nét đẹp đặc trưng của thiên nhiên cây cối Hà Nội
  33. Đoạn 4: Lá cây bàng màu đỏ và câu chuyện liên quan đến người em gái.
  34. Đoạn 5: Sự thay đổi khi mùa mưa bão đã qua đi
  35. Đoạn 6: Những trăn trở về mảnh đất Hà Nội và tâm tư của tác giả
  36. 2.3 Tóm tắt tác phẩm
  37. Đỗ Phấn đã vẽ nên một khung cảnh Hà Nội thật thơ mộng, yên bình và dịu dàng, một Hà Nội không những đẹp vì những công trình kiến trúc văn hóa, mà còn đẹp bởi những giá trị văn hóa và tinh thần của những con người Hà Nội luôn đem theo mình. Ông đã khắc họa về những nét đẹp bình dị trong cuộc sống đời thường của những người dân Hà Nội, nét đẹp ấy không lấn át, cũng chẳng xa hoa nhưng lại rất đáng quý và cần trân trọng. Trong tác phẩm Cõi Lá, Đỗ Phấn đã vẽ lên một bức tranh về thủ đô Hà Nội với những khung cảnh đời thường, những hình ảnh bình dị trong cuộc sống, nhưng lại ẩn sau bên trong nhiều ý nghĩa sâu sắc và những giá trị nhân văn mà ai cũng đều có thể cảm thấy được. Hà Nội của tác giả Đỗ Phấn là một thành phố rất tuyệt vời, là nơi chứa đầy những giá trị văn hóa, lịch sử cũng như tinh thần, là nơi mà ai ai cũng tìm được những giá trị vĩnh cửu cùng với những kỷ niệm đáng trân trọng.
  38. Hướng dẫn soạn văn cõi lá - sách chân trời sáng tạo
  39. 3.1 Trả lời câu hỏi trước khi đọc bài
  40. Câu hỏi (trang 17, SGK Ngữ Văn 11, tập một):
  41. Bốn mùa là xuân, hạ, thu, đông đều mang đến cho thiên nhiên những cảnh sắc vô cùng đặc trưng. Hãy tìm những những dấu hiệu biến đổi của cảnh vật thiên nhiên khi thời tiết bắt đầu chuyển mùa mà bạn thấy ấn tượng.
  42. Lời giải:
  43. Thời khắc khi giao mùa từ mùa hạ sang thu luôn mang ý nghĩa đặc biệt đối với em. Những ngọn gió heo may man mác dần xua tan đi cái nóng của mùa hạ. Trên trời, những đám mây xốp đục cũng dần tan đi. Các bạn học sinh thì hối hả quay về với việc học tập sau một quãng thời gian nghỉ hè dài. Một mùa hè sắp sửa qua đi và mùa thu thì đang tới, chúng ta khó có thể không xao xuyến trước khoảnh khắc giao mùa.
  44. Thời khắc giao mùa từ mùa thu sang mùa đông luôn làm cho em thấy xao xuyến. Cứ đến cuối tháng chín hoặc đầu tháng mười hằng năm, quá trình giao mùa lại càng trở nên rõ nét. Tiết trời bắt đầu lạnh hơn rát nhiều chứ không phải se lạnh như những ngày mùa thu. Gió heo may giờ chỉ thoáng qua rất khẽ trong góc phố. Trên ngọn cây cao, những chiếc lá vàng rung rinh trước gió tựa như chực trở về với đất mẹ. Bầu trời tối nhanh hơn bình thường. Ai ai cũng muốn nhanh kết thúc công việc để được về nhà sớm. Mùa thu đã qua đi, mùa đông lại ùa về khiến cho chúng ta không khỏi xúc động trước khung cảnh giao mùa ấy.
  45. 3.2 Trả lời câu hỏi trong bài
  46. Câu 1 (trang 17 SGK Ngữ văn 11/1 Chân trời sáng tạo):
  47. Bạn hiểu như thế nào về động từ “òa thức”
  48. Lời giải:
  49. Òa thức là một động từ đã được tác giả sử dụng vô cùng khéo léo, gợi lên khung cảnh của con người và thiên nhiên khi tỉnh dậy sau chuỗi ngày đông giá rét, chào đón một mùa xuân vô cùng vui tươi và ấm áp.
  50. Câu 2 (trang 18, SGK Ngữ văn 11/1 Chân trời sáng tạo):
  51. Cõi lá đã làm nổi bật lên nét đặc trưng gì trong cảnh sắc của Hà Nội
  52. Lời giải:
  53. Với bút pháp nghệ thuật vô cùng tài hoa và độc đáo cùng với những màu sắc khác lạ thông qua việc khắc họa những hình ảnh đời thường của người dân Thủ đô cũng chính là một trong những đặc điểm nổi bật nhất trong rất nhiều tác phẩm của họa sĩ Đỗ Phấn. Những mẩu chuyện nhỏ liên quan đến cảnh vật, về con người cũng như nét văn hóa riêng của Hà Nội đã được tác giả Đỗ Phấn thủ thỉ nhẹ nhàng bằng từng trang viết. Ông luôn thể hiện tình yêu thương, sự nhớ nhung về vẻ đẹp của thủ đô Hà Nội ngày xa xưa.
  54. 3.3 Trả lời câu hỏi sau khi đọc bài
  55. Câu 1 (trang 18, SGK Ngữ văn 11/1 Chân trời sáng tạo):
  56. Xác định bố cục của văn bản và hãy cho biết bố cục đó đã thể hiện đặc điểm gì trong thể loại tác phẩm.
  57. Lời giải:
  58. Bố cục của văn bản: Mỗi đoạn sex thể hiện từng câu chuyện riêng cùng chất trữ tình khác nhau thông qua cây lá và con người Hà Nội.
  59. Đoạn 1: Dấu hiệu chuyển mùa từ mùa xuân sang mùa hạ của thủ đô Hà Nội
  60. Đoạn 2: Hình ảnh về thiên nhiên cùng với con người Hà Nội
  61. Đoạn 3: Nét đẹp đặc trưng của thiên nhiên cây cối Hà Nội
  62. Đoạn 4: Lá cây bàng màu đỏ và câu chuyện liên quan đến người em gái.
  63. Đoạn 5: Sự thay đổi khi mùa mưa bão đã qua đi
  64. Đoạn 6: Những trăn trở về mảnh đất Hà Nội và tâm tư của tác giả
  65. Từ bố cục của văn bản, ta nhận thấy tác phẩm thuộc vào thể loại tản văn.
  66. Chất trữ tình trong tản văn và tùy bút chính là yếu tố được hình thành từ vẻ đẹp của suy nghĩ, cảm xúc, vẻ đẹp của cảnh vật thiên nhiên để tạo nên sự rung động thẩm mỹ cho độc giả.
  67. Cái tôi ở trong tản văn và tùy bút là yếu tố giúp thể hiện cảm xúc và suy nghĩ riêng của tác giả thông qua văn bản. Thông thường, có thể nhận thấy cái tôi đó qua những từ nhân xưng ngôi thứ nhất.
  68. Ngôn ngữ tản văn và tùy bút thường vô cùng tinh tế, sống động và mang hơi thở đời sống, nhiều hình ảnh và đầy trữ tình.
  69. Câu 2 (trang 18, SGK Ngữ văn 11/1 Chân trời sáng tạo):
  70. Bạn hiểu thế nào về “cõi lá”? Qua “cõi lá” đó, tác giả đã phát hiện được ra điều gì trong mối liên hệ giữa cây, lá và con người?
  71. Lời giải:
  72. Trong thời tiết dịu mát ấy: “Những chiếc lá non đu đưa trong gió tưởng như có tiếng chuông chùa huyền hoặc vọng về từ cõi thanh cao u tịch, Những đứa trẻ tan trường ríu rít dưới gốc cây như những thiên thần bước ra từ lá, Nhiều người Hà Nội chẳng có việc gì cũng vòng xe qua đoạn phố đông mà chật chội, mà hỗn hào đi đứng này chỉ để ngắm nhìn một chút sắc lá ngọt ngào như mật chảy tháng giêng”. Không khí luôn trong lành và cảnh vật vui tươi, con người cũng rạng rỡ, Hà Nội ơi! Hà Nội tuyệt đẹp biết bao, làm cho ai đi xa đều phải nhớ đến. Trong khoảnh khắc thời tiết dịu ngọt ấy, tác giả đã nhớ đến người em gái đi xa: “Cô em gái của tôi sống xa Tổ quốc đã hai chục năm có lẻ. Mỗi lần gọi điện về nó lại hỏi con đường ven Hồ Gươm mùa này lá đã rụng? Lạ thế! Mùa nào cũng hỏi như vậy” . Không chỉ về cảnh vật, con người, mà còn những cây cổ thụ ở trên mảnh đất đó hàng nghìn năm, đã từng chứng kiến bao điều đổi thay cũng làm cho người ta phải nhớ về.
  73. Chúng cứ ở đó mãi, đến mùa thì thay lá, những khoảnh khắc như vậy tuy đơn sơ, nhưng lại làm cho những người con Hà Nội xa quê phải nhớ tới. Thèm lắm cái cảm giác được nhìn thấy sự đổi thay của mỗi chiếc lá, mỗi hàng cây, điều ước chỉ nhỏ vậy thôi, nhưng biết bao giờ mới có thể thực hiện được. Vài người cũng nhận xét rằng, dường như những cây cổ thụ ở đất Hà Nội chẳng ưu ái cho con người lắm. Bằng chứng rõ ràng nhất, in hằn trên thân cây “Những thân cây u sần máu cục đầy thương tích do con người gây nên?”
  74. Nhưng đối với tác giả thì điều đó chẳng bất ngờ gì cả, bởi chúng đã cùng với người Hà Nội trải qua biết bao gian khó, nếu “Những gốc sấu già Hà Nội lại nhẵn nhụi như những cây chò chỉ trên đường Hùng Vương?” Thì đó mới là một kỳ tích. Lang thang trên con đường vào khung cảnh mùa xuân ấy, tác giả cảm nhận được gương mặt ai cũng toát lên niềm vui, phấn khởi đặc biệt là trẻ ra, hay phải chăng tác giả cũng đang cảm thấy bản thân mình như thế?: “Hay tự nhận rằng mình như thế?” Chính nhà văn cũng phải thắc mắc điều đó nhưng thông qua sự thắc mắc đó cũng đã khắc họa rõ ràng hơn về mối quan hệ chặt chẽ giữa cây, lá cùng với con người Hà Nội.
  75. https://vuihoc.vn/tin/thpt-soan-bai-coi-la-soan-van-11-chan-troi-sang-tao-2201.html

comments powered by Disqus