cam nghi ve tho tong biet hanh


SUBMITTED BY: muonlam2

DATE: July 29, 2016, 11:15 p.m.

FORMAT: Text only

SIZE: 7.9 kB

HITS: 7472

  1. Thơ mới chỉ có hai cuộc tiễn đưa đặc biệt: một của Thế Lữ – “Giây phút chạnh lòng” và một nửa của Thâm Tâm – “Tống biệt hành”. Còn thì chỉ là những cuộc biệt ly thông thường, cuộc chia tay giữa người tình với người tình, giữa người thân với người thân. Thương nhớ chỉ quẩn quanh nơi những không gian xa cách, những mối tình phôi pha…
  2. Anh biết em đi chẳng trở về
  3. Dặm ngàn liễu khuất với sương khe
  4. Em đừng quay lại nhìn anh nữa
  5. Anh biết em đi chẳng trở về.
  6. (Thái Can – Anh biết em đi)
  7. Tất nhiên, những khúc ly biệt ấy đều có những giá trị, những hấp dẫn. Nhưng ta càng biết quý những cuộc biệt ly của những tầm cao nhân cách.
  8. Đó là những khúc biệt ly mang chất thẩm mỹ bi tráng.
  9. Thế Lữ và Thâm Tâm đã cảm hứng từ cuộc tiễn đưa con người chí lớn, con người khát vọng cái cao cả – khát vọng lý tưởng nồng cháy:
  10. Non nước đang chờ gót lãng du
  11. Đâu đây vẳng tiếng hát chinh phu
  12. Lòng tôi phơi phới quên thương tiếc
  13. Đưa tiễn anh ra chốn hải hồ
  14. Anh đi vui cảnh lạ đường xa
  15. Đem chí bình sinh giải nắng mưa
  16. Thân đã hiến cho đời gió bụi
  17. Đâu còn lưu luyến chút duyên tơ
  18. (Giây phút chạnh lòng)
  19. Ly khách! Ly khách! Con đường nhỏ
  20. Chí lớn chưa về, bàn tay không
  21. Thì đừng bao giờ nói trở lại
  22. Ba năm mẹ già cũng đừng mong
  23. (Tống biệt hành)
  24. Trong bi kịch, các nhân vật trữ tình này vẫn lồng lộng chất tráng ca.
  25. Đó cũng chính là tâm hồn thời đại trong bối cảnh không khí thời đại.
  26. binhgiang-tongbiethanh
  27. Bình giảng Tống biệt hành
  28. Thuở ấy, những thanh niên trí thức, sinh viên học sinh đã cảm nhận được cái vô nghĩa của những nhân cách an phận, nhàn du nhỏ bé mà sau này, Chế Lan Viên viết:
  29. Lũ chúng ta ngủ trong giường chiếu hẹp
  30. Giấc mơ con đè nát cuộc đời con
  31. Hạnh phúc đựng trong một tà áo đẹp
  32. Một mái nhà yên rủ bóng xuống tâm hồn
  33. Lương thiện đấy, nhưng không có nội dung!
  34. Thậm chí, có những người “vô tư”
  35. Quanh Hồ Gươm không ai bàn chuyện vua lê
  36. Lòng ta đã hóa thành rêu phong chuyện cũ.
  37. (Chế Lan Viên)
  38. Những con người nhỏ bé ấy đã đứng ngoài những cảm nhận về nỗi dân tộc đang trong gông xiềng nô lệ, về nỗi nhân dân đang đói khổ, đau khổ… Kiếp người cơm vãi cơm rơi, Biết đâu nẻo đất phương trời mà đi…” (Tố Hữu), về nỗi những Chí Phèo đang lâm vào thảm trạng tha hóa, và đang bị cự tuyệt quyền làm người lương thiện… (nhân vật của Nam Cao).
  39. Có một tầng lớp thanh niên có học biết nặng lòng với đất nước, với nhân dân. Họ ưu tư, trăn trở trên đời sống chung của dân tộc. Nhưng nhìn quanh, họ chỉ thấy những bức tường bế tắc!
  40. Thuở ấy, không khí thời đại ảm đạm lắm.
  41. Một lá cờ Cần Vương phất cao với bao tâm huyết. Rồi từ Bắc chí Nam, Cần Vương đi vào thất bại. Những chiến sĩ Đông Kinh Nghĩa Thục ra quân, những Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh… cũng lâm vào thất bại. Vận hội may mắn của cái dân tộc điêu linh này chưa tới? Rồi Việt Nam Quốc Dân đảng nồng nhiệt liều thân… cũng chỉ để lại một tiếng bom của Phạm Hồng Thái. Không thành công cũng thành nhân”…
  42. Đúng như sau này, Chế Lan Viên viết:
  43. Cha ông xưa từng đấm nát tay trước cửa cuộc đời.
  44. Cửa vẫn đóng và đời im ỉm khóa
  45. Những pho tượng chùa Tây Phương không biết cách trả lời.
  46. Cả dân tộc đói nghèo trong rơm rạ
  47. Văn chiêu hồn từng giọt thấm mưa rơi…
  48. Trong không khí thời đại ấy, những con người có học, có tâm huyết đã buồn. Ai đã chê Thơ Mới buồn? Thậm chí, ai đã cho Thơ Mới là bạc nhược? Hơn nữa, ai đã kết tội Thơ Mới là có lợi cho địch? Đến bây giờ, khi không khí của hai cuộc chiến tranh đã lùi xa, khi mọi lí lẽ đã được suy ngẫm, kiểm nghiệm, chúng ta mới biết sợ những thái độ “khoa học” chưa hoàn chỉnh này.
  49. Chất buồn của Thơ Mới là chất buồn mang tầm cao thời đại. Đó là chất buồn nhân tính.
  50. “Tống biệt hành” là khúc trữ tình buồn ấy, là khúc bi tráng ca của một tâm hồn non nước.
  51. Đưa người ta không đưa qua sông,
  52. Sao có tiếng sóng ở trong lòng?
  53. Bóng chiều không thắm, không vàng vọt,
  54. Sao đầy hoàng hôn trong mắt trong?
  55. Trên bình diện nội dung công khai, đã có hai nhân vật trữ tình: người ra đi và người đưa tiễn. Rồi cả ở những đoạn thơ sau, vẫn là hai con người ấy:
  56. Đưa người ta chỉ đưa người ấy
  57. … Ta biết người buồn chiều hôm trước
  58. … Ta biết người buồn sáng hôm nay
  59. Nhưng có thật là có hai người không? Hay chỉ là một nhân vật trữ tình ở dạng phân thân? Hai con người này có những ranh giới nhập nhoạng mơ hồ, có khi chập vào nhau:” ”… tiếng sóng ở trong lòng” và “hoàng hôn trong mắt trong”; có khi ở trong nhau mà tự vấn:
  60. Người đi? ừ nhỉ, người đi thật!
  61. Đoạn thơ đầu, bằng thể thất ngôn cổ điển, bằng nghi vấn tu từ thể điệp… Thâm Tâm đưa ta vào một không khí Đường thi trang trọng. Ta chìm vào trong một trầm tư.
  62. Đưa người, ta chỉ đưa người ấy
  63. Một giã gia đình một dửng dưng…
  64. Ly khách! Ly khách! Con đường nhỏ,
  65. Chí lớn chưa về bàn tay không
  66. Thì không bao giờ nói trở lại!
  67. Ba năm, mẹ già cũng đừng mong.
  68. Như một hành động chọn lọc “…ta chỉ đưa người ấy” cuộc tiễn đưa bắt đầu đi vào chiều hoành tráng “một giã gia đình, một dửng dưng”. Tính cách thời đại xuất hiện. Con người ấy có dáng dấp Kinh Kha “Ai đồng chí trong đám người tiểu kỷ, Trên kinh thành lơ lửng một thanh gươm…” con người ấy mang phong thái chiến sĩ “Tráng sĩ một đi không trở về…”.
  69. Cái chất lãng mạn hoành tráng này, về sau sẽ được tái diễn trong những vần thơ của Quang Dũng, Chính Hữu ở giai đoạn thơ thời đầu kháng chiến chống Pháp (1946-1947-1948):
  70. Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi
  71. Nhớ về rừng núi nhớ chơi
  72. Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi
  73. Mường Lát hoa về trong đêm hơi
  74. Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm
  75. Heo hút cồn mây súng ngửi trời
  76. (Tây Tiến – Quang Dũng)
  77. Nhớ đếm ra đi đất trời bốc lửa
  78. Cả đô thành nghi ngút cháy sau lưng
  79. Những chàng trai chưa trắng nợ anh hùng
  80. Hồn mười phương phất phơ cờ đỏ thắm
  81. Rách tả tơi rồi đôi giày vạn dặm
  82. Bụi trường chinh phai bạc áo hào hoa…
  83. (Ngày về – Chính Hữu)
  84. Cao cả trác tuvệt như vậy mà ai lại dám bảo đó là những vần thơ “buồn rớt, mộng rớt… yêng hùng…” ai lại dám bắt “lột xác, nhận đường…”
  85. Thâm Tâm đi bước thứ nhất, để cho Quang Dũng, Chính Hữu, đi bước thứ hai trong cảm hứng lãng mạn hoành tráng.
  86. Ta biết người buồn chiều hôm trước
  87. Vì sao người buồn? Không phải vì cuộc ra đi bịn rịn. Người buồn vì nỗi những nhân cách ở tầm thông thường không thể hiểu người. Đó là những “một chị, hai chị cũng như sen, khuyên nốt em trai dòng lệ sót”
  88. Nỗi buồn ấy hiện ra trong buổi chiều.
  89. Ta biết người buồn sáng hôm nay
  90. Vì sao người buồn? Vì phải xa những tấm lòng trẻ thơ, xa những “em nhỏ ngây thơ đôi mắt biếc”. Nỗi buồn ấy lấy bối cảnh một ban mai rực rỡ (Trời chưa mùa thu tươi lắm thay) tương ứng hài hòa với ánh sáng tinh khôi trong mắt trẻ. Đó là thẩm mỹ của cái đẹp – buồn.
  91. Người đi? Một dấu hỏi.
  92. Ừ nhỉ, người đi thực!
  93. Một trả lời trong cảm thán. Cũng có thể là một tự hỏi mình.
  94. Mẹ thà coi như chiếc lá bay
  95. Nhân vật bà mẹ đến đây mới thật sư xuất hiện. Trước, trong câu: Ba năm mẹ già cũng đừng mong, chỉ là một cách nói. Bi kịch của lòng mẹ là bi kịch của:
  96. Lá vàng thì ở trên cây
  97. Lá xanh rụng xuống trời hay chăng trời
  98. (Ca dao)
  99. Chị thà coi như là hạt bụi
  100. Đó là một câu tâm lý học. Các bà chị đã tự bằng lòng mình về việc thương em (Khuyên nốt em trai dòng lệ sót); bây giờ, lòng thành thanh thản.
  101. Em thà coi như hơi rượu say
  102. Thâm Tâm dành cho “em” cái ngôi kết thúc. Người tình của Dũng là nàng Loan (nhân vật của Nhất Linh), trong tiến đưa đã:
  103. Lòng tôi phơi phới quên thương tiếc
  104. Dưa tiễn anh ra chốn hải hồ
  105. Thế Lữ
  106. Người tình của chàng trai chí lớn này thì, trong ly biệt, hoài niệm một chất nồng say đã được hưởng… Câu thơ không tiếc nuối, chỉ là man mác. Nó ngân vang tạo ra dư âm chung của toàn bài…
  107. Sau 1945, Thâm Tâm cùng với dân tộc, đi vào cuộc trường kỳ kháng chiến chống Pháp. Và anh đã chết cái chết đẹp của người chiến sĩ.
  108. Phải chăng, bằng chính cuộc đời mình, Thâm Tâm đã thực hiện hóa cái giấc mơ của nhân vật trữ tình trong thơ mình?

comments powered by Disqus