Soạn bài Nhớ đồng - Kết nối tri thức
Bài viết dưới đây của VUIHOC sẽ giúp các em giải đáp được tất cả các câu hỏi về bài thơ Nhớ đồng của tác giả Tố Hữu trong sách Ngữ Văn 11 kết nối tri thức
Soạn bài Nhớ đồng - Kết nối tri thức
Mục lục bài viết
Soạn bài Nhớ đồng: Tác giả - tác phẩm
1.1 Tác giả Tố Hữu
1.2 Tác phẩm Nhớ đồng
Soạn bài Nhớ đồng - Kết nối tri thức: Trả lời câu hỏi trước khi đọc
2.1 Theo trải nghiệm của bạn, một nỗi nhớ thường được khởi đầu và phát triển như nào?
2.2 Hãy tưởng tượng về cách bạn mở đầu một sáng tác ngôn từ có nội dung thể hiện nỗi nhớ của bản thân. Điều gì sẽ được nói đến trước hết? Vì sao?
Soạn bài Nhớ đồng: Trả lời câu hỏi trong khi đọc bài
3.1 Tiếng hò có mối quan hệ như thế nào với nỗi nhớ?
3.2 Các hình ảnh hiện lên ở đây có đặc điểm gì?
3.3 So với khổ thơ thứ nhất, khổ thơ này có điểm gì giống và khác?
3.4 Hãy tưởng tượng về hình ảnh “bàn tay … vãi giống tung trời”.
3.5 Đối tượng được gọi là “hồn thân” ở đây gồm những ai?
3.6 “Tôi” ở khổ thơ này có sự phát triển như thế nào so với “tôi” ở khổ thơ trên?
3.7 Hình ảnh “cánh chim buồn nhớ gió mây” biểu đạt cảm xúc gì của nhân vật trữ tình?
Soạn bài Nhớ đồng - Kết nối tri thức: Trả lời câu hỏi sau khi đọc bài
4.1 Câu 1 trang 58 SGK Văn 11/1 Kết nối tri thức
4.2 Câu 2 trang 58 SGK Văn 11/1 Kết nối tri thức
4.3 Câu 3 trang 58 SGK Văn 11/1 Kết nối tri thức
4.4 Câu 4 trang 58 SGK Văn 11/1 Kết nối tri thức
4.5 Câu 5 trang 58 SGK Văn 11/1 Kết nối tri thức
4.6 Câu 6 trang 58 SGK Văn 11/1 Kết nối tri thức
4.7 Câu 7 trang 58 SGK Văn 11/1 Kết nối tri thức
Kết nối đọc - viết trang 58 SGK Văn 11/1 Kết nối tri thức
Soạn bài Nhớ đồng: Tác giả - tác phẩm
1.1 Tác giả Tố Hữu
Nhà thơ Tố Hữu sinh năm 1920 mất năm 2002
Tên thật của ông là Nguyễn Kim Thành, nguyên quán tại làng Phù Lai - xã Quảng Thọ - Huyện Quảng Điền - Tỉnh Thừa Thiên Huế ngày nay.
Bút danh Tố Hữu được ông xuất hiện vào thời điểm năm 1938 ông được một cụ đồ người Quảng Bình tại Lào đặt cho.
Ông sinh ra trong gia đình trí thức nghèo với cha mẹ đều là người có học. Cha là nhà nho nhưng không đỗ đạt làm quan, phải từ bỏ con đường học vấn vì từng bữa cơm. Mẹ ông cũng là con của nhà nho nghèo, yêu thích và thuộc rất nhiều bài thơ, ca dao tục ngữ. Chính trong gia đình này đã hun nấu được tình yêu thơ ca trong ông.
Năm 13 tuổi ông theo học tại trường quốc học Huế và được giác ngộ cách mạng, được kết nạp đảng vào năm 18 tuổi.
Sự nghiệp văn thơ của ông thực sự mở ra vào năm 1947 khi ông được cử lên chiến khu Việt Bắc đảm nhận công tác văn nghệ. Ông nắm giữ rất nhiều vị trí quan trọng trong nội bộ Đảng và nhà nước như Phó Tổng thư ký Hội Văn nghệ Việt Nam (năm 1948), Thứ trưởng Bộ Tuyên truyền (năm 1954), Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp văn học nghệ thuật Việt Nam (năm 1963),...
Trong sự nghiệp thơ ca của mình, ông đã đóng góp cho văn học dân tộc rất nhiều tác phẩm hay, có ý nghĩa tuyên truyền lòng yêu nước như tập thơ “Từ ấy”, “Việt Bắc”, “Máu và hoa”, “Ta với ta”,...
Nhà thơ Tố Hữu còn nhận được rất nhiều giải thưởng văn học cao quý như Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật, Giải nhất văn học hội nghệ thuật Việt Nam, giải văn học Asean của Thái Lan,...
1.2 Tác phẩm Nhớ đồng
Bài thơ “Nhớ Đồng” thuộc phần “Xiềng xích” trong tập thơ “Từ ấy” của tác giả Tố Hữu
Tác phẩm được sáng tác vào tháng 7 năm 1939, viết bằng thể thơ thất ngôn.
Nhà thơ Tố Hữu bắt đầu chắp bút cho tập thơ vào khoảng đầu năm 1939. Đó là khi cuộc đại chiến thứ hai có khả năng bùng nổ, là khi thế giới đang rất căng thẳng. Khi đó thực dân Pháp đã quay trở lại để đóng chiếm đàn áp toàn bộ Đông Dương.
Trong tháng 4 năm đó, trong một trận khủng bố Đảng cộng sản của ngoại xâm Tố Hữu bị quân Pháp bắt giam tại nhà lao tại Thừa Thiên Huế. Tác phẩm Từ ấy cũng như bài thơ Nhớ đồng được viết trong thời gian ông ở nhà giam đó.
Nhan đề chỉ có hai chữ nhưng có sức nặng lớn, thể hiện được niềm nhớ nhung của tác giả khi ông đang bị thực dân Pháp giam giữ. Ông nhớ gia đình người thân, nhớ quê hương, nhớ cả đất nước của mình. Đó còn là khát vọng tự do không chỉ của riêng ông mà còn là khát vọng tự do dành cho dân tộc.
Soạn bài Nhớ đồng - Kết nối tri thức: Trả lời câu hỏi trước khi đọc
2.1 Theo trải nghiệm của bạn, một nỗi nhớ thường được khởi đầu và phát triển như nào?
Theo thực tế nỗi nhớ thương thường xuất hiện khi con người ta dành sự yêu thích rất nhiều cho một điều gì đó, khát khao quá lớn với một thứ gì đó hay là tình cảm cho một người nào đó.
Để rồi khi họ nghĩ đến điều đó nhưng lại không thể gặp được họ, nhìn thấy họ thì cảm xúc nhớ thương sẽ trào dâng. Khi đó nỗi nhớ ngày càng mãnh liệt khi dù đi đâu làm gì, trong họ cũng sẽ ngập tràn sự nhớ nhung mong ngóng đếm từng ngày được thấy điều đó.
2.2 Hãy tưởng tượng về cách bạn mở đầu một sáng tác ngôn từ có nội dung thể hiện nỗi nhớ của bản thân. Điều gì sẽ được nói đến trước hết? Vì sao?
Nếu sáng tác một tác phẩm có nội dung thể hiện sự nhớ thương. Để dễ hiểu và vẽ ra được mạch cảm xúc một cách rõ nét thì ta nên đặt ra vấn đề, nêu ra luôn nỗi nhớ đó là gì.
Đó là cách giúp người đọc có thể mường tượng được tác phẩm sẽ nói về điều gì để họ có thể tập trung suy nghĩ, cảm xúc theo hướng chuyện. Từ đó người đọc có thể hiểu được tâm tư tình cảm của tác giả.
Soạn bài Nhớ đồng: Trả lời câu hỏi trong khi đọc bài
3.1 Tiếng hò có mối quan hệ như thế nào với nỗi nhớ?
Tiếng hò xuất hiện ngay trong hai câu thơ đầu của bài thơ:
“Gì sâu bằng những trưa thương nhớ
Hiu quạnh bên trong một tiếng hò!”
Tiếng hò xuất hiện thay cho lời nhớ thương của tác với quê hương, từng câu hò đều có mối quan hệ mật thiết tới tâm trạng của tác giả. Mỗi khi nghe tiếng hò là nỗi nhớ trong nhà thơ Tố Hữu lại dâng lên, có thể phần lớn là do khi còn ở với quê hương gia đình ông đã nghe thấy những câu hát thân thương này.
3.2 Các hình ảnh hiện lên ở đây có đặc điểm gì?
Nhà thơ Tố Hữu đã lựa chọn những hình ảnh quen thuộc của làng quê Việt Nam như “gió”, “đất”, “ruồng tre”, “ô mạ xanh”, “nương khoai sắn”, và cả những con “đường cong” cong, “xóm nhà tranh”...để đưa vào bài thơ. Đây là hình ảnh đơn sơ giản dị quen thuộc của hầu hết người dân Việt Nam ta lúc bấy giờ nhưng cũng là niềm ước ao của tác giả khi ông khó có thể nhìn thấy chúng.
3.3 So với khổ thơ thứ nhất, khổ thơ này có điểm gì giống và khác?
Giống nhau: So với khổ thơ thứ nhất, khổ này có cùng số câu thơ cũng như cùng cấu trúc thơ khi đều bắt đầu bằng cụm từ “Gì sâu bằng…”
Khác nhau:
Khổ thơ thứ nhất: Trong khổ thơ này tác giả mới chỉ nêu lên nỗi nhớ một cách khái quát chung chung chứ chưa nêu rõ được nỗi nhớ là gì.
Khổ thư thứ bốn: Đến khổ thơ này nhà thơ Tố Hữu đã nêu chính xác được tên của nỗi nhớ, đã gắn liền được nỗi nhớ vào từng cảnh vật cụ thể như “những buổi trưa hiu quạnh”
3.4 Hãy tưởng tượng về hình ảnh “bàn tay … vãi giống tung trời”.
Hai câu thơ “Và đâu hết những bàn tay ấy / Vãi giống tung trời những sớm mai? chính là hình ảnh tả thực của những người nông dân tần tảo lam lũ. Họ cần mẫn lao động ngày ngày, tham gia sản xuất trồng trọt. Hình ảnh “Vãi giống tung trời” là lúc người nông dân vào mùa vụ lúa, họ trải mạ xuống mảnh đất để bắt đầu gieo trồng. Ta có thể nhìn thấy hình ảnh này ở khắp các đồng quê Việt Nam. Đây cũng là nhìn cảnh nhớ người, thể hiện sự nhung nhớ của tác giả với quê hương, với đồng bào, với hàng xóm láng giềng và những người thân yêu của ông.
https://vuihoc.vn/tin/thpt-soan-bai-nho-dong-ket-noi-tri-thuc-2240.html