Soạn bài người ngồi đợi trước hiên nhà Văn 11 Chân trời sáng tạo


SUBMITTED BY: onthidgnl

DATE: April 27, 2024, 5:22 a.m.

FORMAT: Text only

SIZE: 5.1 kB

HITS: 40

  1. Tác phẩm Người ngồi đợi trước hiên nhà là tác phẩm nổi bật nói lên được sự tàn khốc của chiến tranh khiến con người rơi vào cảnh ly biệt. Trong bài viết này, VUIHOC sẽ hướng dẫn cho các bạn cách để soạn bài Người ngồi đợi trước hiên nhà chương trình ngữ văn 11 sách Chân trời sáng tạo hay nhất, hãy theo dõi nhé!
  2. Soạn bài người ngồi đợi trước hiên nhà Văn 11 Chân trời sáng tạo
  3. Mục lục bài viết
  4. 1. Soạn bài người ngồi đợi trước hiên nhà Văn 11 Chân trời sáng tạo
  5. 1.1 Tác giả, tác phẩm và bố cục
  6. 1.2 Giá trị nội dung và nghệ thuật
  7. 2. Soạn bài người ngồi đợi trước hiên nhà Văn 11 Chân trời sáng tạo: trả lời câu hỏi
  8. 2.1 Câu 1 trang 70 SGK Văn 11/1 Chân trời sáng tạo
  9. 2.2 Câu 2 trang 70 SGK Văn 11/1 Chân trời sáng tạo
  10. 2.3 Câu 3 trang 70 SGK Văn 11/1 Chân trời sáng tạo
  11. 1. Soạn bài người ngồi đợi trước hiên nhà Văn 11 Chân trời sáng tạo
  12. 1.1 Tác giả, tác phẩm và bố cục
  13. a. Tác giả:
  14. - Tên khai sinh của tác giả là Huỳnh Như Phương.
  15. - Quê quán của tác giả: Quảng Ngãi
  16. - Năm sinh tác giả 1955
  17. - Phong cách sáng tác của tác giả là một phong cách không quá rộn ràng trong khái niệm, không rộn ràng về thuật ngữ, giáo sư Huỳnh Như Phương đã chinh phục được những người đọc bằng những nhận định vô cùng sắc bén nhưng cũng rất là điềm đạm với một kiểu văn phong có cả mềm mại nhưng cũng rất quả quyết.
  18. - Một số tác phẩm tiêu biểu của tác giả: Dẫn vào tác phẩm văn chương (1986); Trường phá thức Nga (2007), Những nguồn cảm hứng trong văn học (2008)…
  19. b. Tác phẩm:
  20. - Thể loại: Tản văn
  21. - Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác:
  22. Xuất xứ: Được trích trong Thành phố - những thước phim quay chậm, NXB Trẻ, TP. Hồ Chí Minh, 2018.
  23. Tập sách bao gồm những tản văn đầy êm đềm và sâu sắc của tác giả, tập sách đã viết về những kỷ niệm xưa khi ông đã gắn bó với các thành phố ông từng đi qua. Với một lối viết văn đầy tự nhiên, có đằm và có sâu, những câu chữ cực kỳ tinh tế và đầy gợi mở trong văn bản, tác giả cũng đã thành công ghi lại được những kỷ niệm từ thời thuở ấu thơ cho đến hiện nay, gắn cùng với mỗi thành phố mà ông đã từng sống hoặc đi ngang qua. Có những điều rất lạ lẫm đến từ trong đôi mắt quan sát rất cẩn trọng của một nhà giáo sư nghiên cứu, cũng có những điều tưởng chừng hết sức là dung dị nhưng lại mang được vô vàn các giá trị nhân văn đầy ám ảnh thông qua ghi chép của một nhà trí thức rất giàu tâm huyết.
  24. - Phương thức biểu đạt: Văn bản Người ngồi đợi trước hiên nhà là tác phẩm có phương thức biểu đạt là tự sự và biểu cảm.
  25. - Bố cục bài Người ngồi đợi trước hiên nhà:
  26. Gồm 3 phần
  27. + Phần 1: Từ đầu đến “đôi người đôi ngả”: Tình cảnh của sự ly tán “kẻ Bắc người Nam” trong những gia đình có những người đang tập kết đi ra Bắc.
  28. + Phần 2: Tiếp đến “tìm mộ phần của dượng”: Tình cảnh vô cùng đáng thương của nhân vật dì Bảy khi dượng Bảy phải đi ra chiến trận.
  29. + Phần 3: Còn lại: Tấm lòng đầy thủy chung, son sắt của dì Bảy.
  30. 1.2 Giá trị nội dung và nghệ thuật
  31. a. Nội dung chính:
  32. Tác phẩm Người ngồi đợi trước hiên nhà đã phơi bày nên được một hiện thực vô cùng tàn khốc để lại bởi chiến tranh, nó đã đẩy những gia đình đang êm ấm vào một cảnh chia ly, tan tác. Đồng thời cũng ca ngợi nên những người phụ nữ trong thời kỳ kháng chiến rất tần tảo, thủy chung, son sắt họ cũng chính là những người có sự hy sinh âm thầm và lặng lẽ, góp công rất lớn cho công cuộc tiến lên và giải phóng đất nước.
  33. b. Giá trị nội dung:
  34. Văn bản đã kể về một số phận đầy bất hạnh của dì Bảy khi có người chồng phải đi tập kết ra Bắc tham gia chiến trường. Vợ chồng dì Bảy chỉ mới lấy nhau được vỏn vẹn có một tháng trời. Dì Bảy đã rất kiên nhẫn và chờ đợi chồng mình trong suốt 20 năm trời đến ngay cả khi dì nghe tin chồng mình đã phải bỏ mạng ở trong chiến trường thì dì vẫn luôn một lòng một dạ chung thủy và không hề rung động trước bất kỳ một người nào khác.
  35. c. Giá trị nghệ thuật:
  36. Ngôn ngữ rất giàu chất thơ, lắng đọng được nhiều cảm xúc.
  37. Cách miêu tả nhân vật hết sức chân thật, cực kỳ sinh động.
  38. Nghệ thuật khi kể chuyện vô cùng nhẹ nhàng, lôi cuốn
  39. 2. Soạn bài người ngồi đợi trước hiên nhà Văn 11 Chân trời sáng tạo: trả lời câu hỏi
  40. 2.1 Câu 1 trang 70 SGK Văn 11/1 Chân trời sáng tạo
  41. Bạn có những suy nghĩ gì về hình ảnh của người vợ trong văn bản Người ngồi đợi trước hiên nhà?
  42. Lời giải chi tiết:
  43. Ở trong văn bản này, người vợ đã hiện lên với hình ảnh là một người có tấm lòng rất thủy chung, son sắt, một lòng một dạ với người chồng đi tập kết cho chiến trường. Cho dù người chồng của mình đã hy sinh ở mặt trận nhưng dì Bảy vẫn ở vậy để chăm sóc cho gia đình bé nhỏ của mình, dì chẳng màng tới những lời đàm tiếu qua lại hay vương vấn tới những suy nghĩ về quá khứ. Dì là hiện thân cho những người phụ nữ của gia đình, giàu đức tính hy sinh, tình yêu thương chồng, yêu thương gia đình vô bờ bến, hết lòng một mực tận tụy để chăm lo cho gia đình nhỏ của mình, dì vẫn luôn ngày ngày ngồi trước cửa hiên nhà, hoài niệm lại về một thời quá khứ tươi đẹp đã đi qua.
  44. https://vuihoc.vn/tin/thpt-soan-bai-nguoi-ngoi-doi-truoc-hien-nha-van-11-chan-troi-sang-tao-2300.html

comments powered by Disqus