Soạn bài Viết báo cáo nghiên cứu về một vấn đề tự nhiên hoặc xã hội (Ngữ văn 11 sách mới)


SUBMITTED BY: onthidgnl

DATE: Feb. 29, 2024, 9:14 a.m.

FORMAT: Text only

SIZE: 5.2 kB

HITS: 287

  1. Bài viết hôm nay VUIHOC sẽ hướng dẫn các em soạn bài viết báo cáo nghiên cứu một vấn đề tự nhiên, xã hội chương trình ngữ văn 11 sách kết nối tri thức, chân trời sáng tạo và cánh diều. Mời các em cùng theo dõi.
  2. Soạn bài Viết báo cáo nghiên cứu về một vấn đề tự nhiên hoặc xã hội (Ngữ văn 11 sách mới)
  3. Mục lục bài viết
  4. 1. Soạn bài Viết báo cáo nghiên cứu về một vấn đề tự nhiên hoặc xã hội sách kết nối tri thức
  5. 1.1 Trả lời câu hỏi bài viết tham khảo
  6. 1.2 Thực hành viết báo cáo nghiên cứu về một vấn đề tự nhiên hoặc xã hội
  7. 2. Soạn bài Viết báo cáo nghiên cứu về một vấn đề tự nhiên hoặc xã hội sách chân trời sáng tạo
  8. 2.1 Trả lời câu hỏi trong ngữ liệu tham khảo
  9. 2.2 Thực hành viết
  10. 3. Soạn bài Viết báo cáo nghiên cứu về một vấn đề tự nhiên hoặc xã hội sách sách cánh diều
  11. 3.1 Trả lời câu hỏi
  12. 3.2 Thực hành viết
  13. 1. Soạn bài Viết báo cáo nghiên cứu về một vấn đề tự nhiên hoặc xã hội sách kết nối tri thức
  14. 1.1 Trả lời câu hỏi bài viết tham khảo
  15. Câu 1 trang 146 SGK Văn 11/1 kết nối tri thức
  16. Đề tài của báo cáo nghiên cứu ở trên là gì? Tác giả đã tiếp cận đề tài từ góc độ nào?
  17. Đề tài của nghiên cứu trên là về nghiên cứu về phong cách trang trí của bậc điện Kính Thiên về kiến trúc rồng thành.
  18. Tác giả đã sử dụng từ góc độ công năng đến kiểu dáng của chủ thể để tiếp cận đề tài
  19. Câu 2 trang 146 SGK Văn 11/1 kết nối tri thức
  20. Để triển khai báo cáo, những luận điểm chính nào đã được tác giả sử dụng?
  21. Tác giả đã sử dụng các luận điểm chính là:
  22. Nguồn gốc của tên gọi kiến trúc
  23. Hình ảnh của con rồng trong kiến trúc rồng thành tại bậc điện Kính Thiên
  24. Tác dụng thực tế của kiến trúc rồng thành của bậc điện Kính Thiên
  25. Nguồn gốc của Long bệ thạch
  26. Tác dụng của Long bệ thạch
  27. Ứng dụng của Long bệ thạch tại đất nước ta
  28. Câu 3 trang 146 SGK Văn 11/1 kết nối tri thức
  29. Các thông tin tác giả cung cấp trong bài viết đến từ nguồn nào? Bạn có nhận xét gì về độ chính xác, tin cậy, khách quan của các thông tin?
  30. Tác giả đã sử dụng nguồn thông tin từ bài luận án tiến sĩ của thầy Nguyễn Quang Hà. Bài viết được in ở tạp chí Văn hóa học và Nhà xuất bản Văn hóa - Thông tin Hà Nội.
  31. Chính bởi nguồn gốc của thông tin tác giả lựa chọn nên chúng có tính xác thực cao, có luận điểm dẫn chứng đầy đủ mang đậm tính học thuật.
  32. Câu 4 trang 146 SGK Văn 11/1 kết nối tri thức
  33. Tài liệu tham khảo có những thông tin gì và được sắp xếp theo trật tự nào?
  34. Trong tài liệu tham khảo mà tác giả sử dụng bao gồm rất nhiều kiến thức về kiến trúc, thẩm mỹ của Hoàng thành Thăng Long trong thời Lý - Trần - Lê. Thêm vào đó là thông tin, khái niệm, niềm tin về hình ảnh rồng thiêng của người Việt xưa và người Hán. Những thông tin tuy nhiều nhưng được tác giả sắp xếp theo thứ tự logic, hợp lý với mạch dẫn dắt chuyện khiến cho những người không chuyên cũng có thể dễ dàng hiểu.
  35. 1.2 Thực hành viết báo cáo nghiên cứu về một vấn đề tự nhiên hoặc xã hội
  36. Đề bài: Nghiên cứu kinh thành Thăng Long.
  37. Kinh thành cũ của đất nước ta đều mang phong cách cổ kính, đậm chất văn hóa truyền thống phương Đông nói chung và Việt Nam ta nói riêng. Ngoài cố đô Huế có thời gian lịch sử lâu đời thì đất nước ta còn luôn tự hào với kiến trúc hoàng thành Thăng Long, là tòa thành lâu đời chạy theo lịch sử dân tộc.
  38. Hoàng thành Thăng Long được xây dựng tại phía Bắc Việt Nam, tại trung tâm thủ đô Hà Nội. Theo thời gian, qua các triều đại thì diện tích của tòa thành này dần thu hẹp lại . Từ thời Hậu Lê gần như không xây dựng mở rộng mà chủ trùng tu sửa sang làm. Quan lạn chủ yếu xây thêm các phủ đệ mới, xung quanh khu vực tòa thành. Qua thời gian, các khu vực kiến trúc của tòa thành có nhiều thay đổi nhưng ta vẫn có thể mường tượng được hình ảnh tòa thành khi xưa qua các di tích trên mặt đất, khảo cổ dưới lòng đất còn được lưu lại.
  39. Kinh thành Thăng Long được xây dựng từ thời nhà Lý với cấu trúc ba vòng thành, được nhắc đến với tên gọi là “Tam trùng thành quách”. Vòng ngoài cùng là Đại La Thành hay còn gọi là La Thành. Tiếp đến là vòng thành ở giữa, ở thời Lý - Trần mang tên gọi là Thăng Long thành còn thời Lê gọi là Hoành thành. Còn vòng thành trong cùng được nhắc đến với cái tên Cung thành hay còn gọi là Cấm Thành.Vòng thành trong cùng từ lúc bắt đầu xây dựng đến thế kỷ 18 đã được bảo tồn khá tốt, hầu như không thay đổi đặc biệt là có hai vật chuẩn được giữ nguyên vẹn. Đó là nền điện Kinh thiên được xây dựng vào năm 1428 thời Lê Sơ trên nền điện Thiên An. Đây là vị trí đắc địa, được coi là trung tâm của Cấm Thành, là nơi địa linh nhân kiệt của quốc gia. Tiếp theo là cổng Quan Môn, là cửa Nam của Cấm Thành trong thời Lý - Trần - Lê. Hiện tại ở nơi này vẫn còn lưu giữ được di tích cửa Đoan Môn thuộc thời Lê.
  40. Hiện tại, để giúp cho thế hệ trẻ sau này cũng như khách du lịch có thể hiểu được về giá trị thẩm mỹ cũng như giá trị lịch sử của Hoàng Thành Thăng Long. Nhà nước ta đã tổ chức các tour với nội dung “Giải mã Hoàng thành Thăng Long”. Nó không chỉ là một sự kiện quảng bá du lịch, thu hút khách ngoại quốc mà còn thể hiện sự tự hào dân tộc cũng như một cách để lưu giữ những vẻ đẹp của kiến trúc xưa tới các thế hệ sau này.
  41. https://vuihoc.vn/tin/thpt-soan-bai-viet-bao-cao-nghien-cuu-ve-mot-van-de-tu-nhien-hoac-xa-hoi-ngu-van-11-sach-moi-2361.html

comments powered by Disqus